Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0987.428.050
Hotline: 0987.428.050

TỔNG HỢP 28 CÂU HỎI VỀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

TỔNG HỢP HỎI ĐÁP VỀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Câu hỏi 1:

Công ty A là công ty con của Công ty B (B là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN). Công ty A có vay tiền của công ty mẹ tại nước ngoài của Công ty B.

– Xin hỏi đây có phải là giao dịch liên kết hay không?

– Theo công thức tính EBITDA để tính chi phí lãi vay được trừ thì phần chi phí lãi vay là chi phí đã thực trả trong năm hay tính toàn bộ chi phí bao gồm chi phí trích trước?

– Chi phí lãi vay bị loại toàn bộ nếu Công ty B lỗ và EBITDA âm có đúng không?

– Nếu EBITDA âm mà Công ty A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay bị loại bằng tổng chi phí lãi vay trừ lãi tiền gửi đúng không?

Trả lời:

Tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

  1. a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30%, của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
  2. b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ…”

Chi phí lãi vay được trừ được xác định là chi phí lãi vay hạch toán tương ứng, với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm, bao gồm chi phí lãi vay trích trước tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau, khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ âm (EBITDA âm) ,thì phần chi phí lãi vay không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, và phần chi phí lãi vay không được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo theo điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Nếu EBITDA âm mà DN A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay không được trừ bằng tổng chi phí lãi vay – lãi tiền gửi, lãi cho vay.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 2:

Một công ty có vay của bên liên kết khi so sánh với giao dịch độc lập thì có lãi suất cao hơn và có tỷ lệ chi phí lãi vay nhỏ hơn 30%.

  1. Vậy phần tiền lãi cao hơn so với giao dịch độc lập đó có được tính vào chi phí hợp lý không?
  2. Chi phí cách ly, phí xét nghiệm dịch Covid 19 của người lao động nước ngoài do Công ty chi trả có được tính vào chi phí hợp lý không?
  3. Nếu người nộp thuế có công ty mẹ tối cao ở nước ngoài mà theo quy định phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho cơ quan thuế thì có kê khai phụ lục IV theo nghị định 132 không?

Trả lời:

  1. Trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết, thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, thì chi phí phí lãi vay được trừ được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Đồng thời, công ty phải chứng minh, xác định giá của giao dịch đi vay từ bên liên kết theo nguyên tắc giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh quyết định nghĩa vụ thuế.

  1. Chi phí cách ly, phí xét nghiệm dịch Covid 19 của người lao động nước ngoài do công ty trả:

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5032/TCT-CS ngày 26/11/2020 hướng dẫn về chính sách thuế đối với chi phí cách ly phòng chống dịch Covid 19 của Chuyên gia nước ngoài. Căn cứ tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp thì:

Đối với chi phí cách ly tại khách sạn và chi phí điều trị cho chuyên gia nước ngoài mà doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động thì khoản chi phí trả cho cơ sở cách ly được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định.

  1. Nếu người nộp thuế có công ty mẹ tối cao ở nước ngoài mà theo quy định phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho cơ quan thuế nước sở tại (nước của Công ty mẹ cư trú) thì không phải kê khai phụ lục IV theo nghị định 132/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp này, nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty con tại Việt Nam được thực hiện theo điểm, c, d, đ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 3:

Xin hỏi các nghiệp vụ sau có phải là giao dịch liên kết không?

– Doanh nghiệp mượn tiền không lãi suất của Giám đốc công ty

– Doanh nghiệp thuê nhà của Giám đốc làm văn phòng.

 

Trả lời:

Theo quy định tại NĐ số 132/2020/NĐ-CP thì:

– Trường hợp giám đốc điều hành, kiểm soát DN, nếu DN vay mượn của giám đốc Công ty có ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay tiền là giao dịch liên kết.

– Giao dịch thuê nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 4:

DN là Công ty TNHH MTV 100% vốn nước ngoài, có doanh thu hàng năm 100% từ xuất khẩu và trong đó 90% là từ Công ty mẹ. Công ty có vay tiền từ chính Công ty mẹ. Năm 2018, chi phí lãi vay chưa thanh toán là 500 triệu đồng, năm 2019 là 600 triệu đồng (Công ty không tính vào chi phí được trừ của cả hai năm do chưa thanh toán). Năm 2020, Công ty thanh toán lãi vay năm 2018 & 2019 là 1.1 tỷ đồng (đã kê khai và nộp thuế nhà thầu). Theo NĐ 132/2020, mức trần lãi vay được trừ năm 2020 là: 1.2 tỷ đồng. Vậy khoản lãi vay của năm 2018 & 2019 đã thanh toán năm 2020 có được tính vào chi phí được trừ năm 2020 không?

Trả lời:

Công ty vay tiền của Công ty mẹ, năm 2018 chưa thanh toán 500 triệu đồng, năm 2019 là 600 triệu đồng thì khoản chi phí lãi vay của 2 năm chưa thanh toán là chi phí lãi vay phát sinh tương ứng với doanh thu của kỳ tính thuế năm 2018 và năm 2019.

Công ty phải xác định chi phí lãi vay được trừ của năm 2018, 2019 theo quy định của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của 2 Nghị định này.

Thời điểm Công ty chi trả chi phí lãi vay vào năm 2020 không tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2020 nên Công ty không được tính vào chi phí được trừ của năm 2020.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 5:

Đơn vị tôi đang công tác năm 2020 có phát sinh giao dịch liên kết. Trong năm doanh thu thực hiện là: 120 tỷ đồng; Giá trị giao dịch liên kết là: 1.7 tỷ đồng. Như vậy đơn vị tôi có được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không?

Trả lời:

Theo quy định điểm a khoản 2 Điều 19: Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết khi đáp ứng cả 2 điều kiện: (1) tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và (2) tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Trong năm doanh thu thực hiện của Công ty là 120 tỷ đồng; Giá trị giao dịch liên kết là 1.7 tỷ đồng thì Công ty không thuộc đối tượng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Công ty phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 6:

Trong năm 2020, Công ty chúng tôi có vay vốn của ngân hàng thương mại để phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu. Vậy trường hợp này có phải là giao dịch liên kết không? Tỉ lệ 25% theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là tính trên số dư nợ vay hay trên từng món vay?

Trả lời:

– Về việc xác định giao dịch liên kết: Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”

Trường hợp Công ty vay của ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu, và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn, được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch phát sinh giữa 02 bên là giao dịch liên kết.

– Về việc xác định tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu được tính trên tổng số dư nợ vay.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 7:

Công ty 100% vốn trong nước, tất cả các giao dịch cũng đều trong nước. Năm 2020 Công ty đầu tư sửa chữa lớn văn phòng, có mượn tiền của chủ tịch 2 tỷ đồng không lãi suất, trong năm đã trả 1,5 tỷ đồng, vậy khoản này có thuộc giao dịch liên kết không? Khi quyết toán thì có phải nộp phụ lục kèm quyết toán thuế TNDN không?

Trả lời:

Căn cứ theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, thì trường hợp chủ tịch Công ty thực hiện điều hành, kiểm soát DN nếu DN vay mượn của Chủ tịch Công ty ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu, được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Chủ tịch Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 8:

Tôi làm chủ tịch HĐQT 3 Công ty: A; B và C. Công ty A góp 30% vốn điều lệ vào Công ty C. Công ty B góp 70% vốn điều lệ vào Công ty C (Công ty C chỉ có vốn góp của Công ty A và B để hoạt động). Vậy chi phí lãi vay của các Công ty này có bị khống chế 30% như NĐ 132/2020 không?

Trả lời:

Tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

  1. b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;”

Công ty A góp 30% vốn điều lệ vào Công ty C, Công ty B góp 70% vốn điều lệ vào Công ty C (Công ty C chỉ có vốn góp của Công ty A và B để hoạt động) thì Công ty A, Công ty B, Công ty C được xác định là các bên có quan hệ liên kết theo quy định trên.

Nếu trong năm các doanh nghiệp A, B, C có phát sinh giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí thì các doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Khi đó chi phí lãi vay của các doanh nghiệp này được xác định theo khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 9:

1/ Công ty cổ phần thiếu vốn lưu động có thể vay của cá nhân – không phải là cổ đông nhưng là người có quan hệ gia đình với cổ đông với mức lãi suất 0% không?

2/ Trường hợp trên có bị coi là có giao dịch liên kết không? Nếu có thì áp dụng như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“ l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty mượn tiền của một cá nhân mà cá nhân đó có quan hệ gia đình với cổ đông (là người điều hành, kiểm soát doanh nghiệp) với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với cá nhân có quan hệ gia đình với cổ đông đó là giao dịch liên kết.

Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 10:

Công ty tôi có vay vốn ngân hàng thương mại để phục vụ kinh doanh trên 25% vốn chủ sở hữu theo ND 132. Vậy Công ty tôi có phải là giao dịch liên kết hay không?

Trả lời:

Tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“ d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba, được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25%, vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50%, tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay. “

Căn cứ quy định nêu trên trường hợp, Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty, và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty, thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 11:

Thưa quý Anh/Chị, trong năm đơn vị em có phát sinh chi phí lãi vay tại ngân hàng thương mại cho khoản vay lớn hơn 25% vốn chủ sở hữu. Đồng thời, đơn vị có phát sinh giao dịch mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu. Xin hỏi 2 giao dịch trên của đơn vị có bị khống chế lãi vay theo NĐ 132 không? Căn cứ pháp lí cụ thể tại mục nào? điều nào? của nghị định ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“ d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

  1. I) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “

Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu, của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty, thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.

Trường hợp Công ty mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật điều hành, kiểm soát doanh nghiệp với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với chủ doanh nghiệp.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 12:

Công ty mình có vay ngân hàng để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đứng tên giám đốc, số tiền vay ngân hàng cao hơn vốn chủ sở hữu. Như vậy có gọi là giao dịch liên kết không ạ, và có phải kê khai giao dịch liên kết không ạ.

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 1, điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

  1. d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
  2. l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty, và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty, thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.

Giám đốc cho Công ty mượn bất động sản để thế chấp không phải là giao dịch liên kết.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 13:

Trong năm 2020 bên mình kinh doanh bị lỗ nên có vay tiền của giám đốc để chi trả các khoản chi phí trong kỳ (giám đốc là người được chủ doanh nghiệp thuê về quản lý) như vậy có tính là giao dịch liên kết không? Và cách kê khai như thế nào, vì mình và đa số đều chưa hiểu sâu về nó.

Trả lời:

Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay mượn của giám đốc điều hành, kiểm soát Công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết, và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với giám đốc là giao dịch liên kết.

Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 14:

Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài. Trong quá trình XDCB có phát sinh khoản lãi vay từ công ty mẹ nước ngoài. Hàng tháng, công ty có tính và hạch toán chi phí lãi vay phải trả vào TK 241. Vậy xin cục thuế cho biết:

  1. Trong năm tài chính, quá trình XDCB chưa kết thúc thì khoản chi phí lãi vay này công ty tôi có phải kê khai giao dịch liên kết không và cụ thể kê khai như nào?
  2. Sang năm tới, nếu sau khi quá trình XDCB kết thúc thì khoản lãi vay phát sinh đó sẽ được vốn hóa vào tài sản và sẽ được trích khấu hao hàng tháng. Vậy công ty tôi cần kê khai khoản chi phí lãi vay đã được vốn hóa như nào cho đúng vào PL 01 của giao dịch liên kết.

Trả lời:

  1. Trong năm tài chính, quá trình XDCB chưa kết thúc, nếu Cty có phát sinh khoản chi phí lãi vay với Công ty mẹ tại nước ngoài, Công ty phải kê khai giao dịch liên kết đi vay để xác định chi phí lãi vay từ bên liên kết theo các nguyên tắc phân tích so sánh và phương pháp xác định giá GDLK của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Giao dịch này được kê khai tại dòng 2.4.2 mục III Phụ lục I kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
  2. Chi phí lãi vay từ bên liên kết đã được xác định lại theo các nguyên tắc, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được vốn hóa vào tài sản trong quá trình XDCB, khi kết thúc quá trình XDCB đưa vào sử dụng và tính khấu hao hàng tháng sẽ không phải kê khai lại chi phí lãi vay đã được vốn hóa vào các năm sau.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 15:

Công ty em là công ty TNHH 2 thành viên góp vốn. Tổng giám đốc chiếm 80% vốn góp. Phó TGĐ chiếm 20% vốn góp. Trong năm 2020 do thiếu tiền phục vụ sản xuất kinh doanh, nên công ty có lúc mượn tiền của 2 thành viên trên, với lãi suất 0% và có lúc cho 2 thành viên trên vay tiền với lãi suất bằng lãi suất ngân hàng tại thời điểm.

Số tiền mượn và tiền vay của 2 thành viên trên lớn hơn 10% vốn điều lệ. (Cuối năm 2020 đã trả hết số tiền mượn, còn tiền cho vay thì vẫn còn) Vậy cho em hỏi mấy trường hợp sau:

  1. Trường hợp mượn tiền và cho vay trên có phải là giao dịch liên kết không?
  2. Cuối năm có phải làm phụ lục giao dịch liên kết khi làm quyết toán thuế TNDN không?
  3. Mượn tiền với lãi suất 0% thì 2 thành viên trên có bị ấn định thuế TNCN không?

Trả lời:

Chỉ tiêu C4 trên tờ khai 03/TNDN là thu nhập tính thuế. Trường hợp trên phụ lục 03-1A/TNDN chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN là số âm, có nghĩa là không phát sinh thu nhập tính thuế nên chỉ tiêu C4 lúc1. Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.” .

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay mượn của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc điều hành, kiểm soát Công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc là giao dịch liên kết.

  1. Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết và thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  2. Việc cá nhân cho công ty mượn tiền với lãi suất 0% thì cá nhân đó sẽ bị ấn định thuế TNCN này trên tờ khai 03/TNDN bằng 0 (vì lỗ nên không có thu nhập tính thuế).

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 16:

Trong năm công ty có mượn tiền của giám đốc không lãi suất có thuộc giao dịch kiên kết không và nếu thuộc giao dịch liên kết thì kê khai như thế nào?

Trả lời:

Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 17:

1/ Công ty thiếu vốn nên mượn không lãi của Giám đốc DN thì gọi là GDLK phải không ạ? Nếu xảy ra trường hợp này thì hồ sơ thủ tục trên báo cáo tài chính năm Công ty phải làm những gì? TCT có thể nói cụ thể hơn giúp?

2/ NĐ 132/2020 có đoạn: “Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30%, của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế”. Như vậy có nghĩa là lãi vay bị khống chế 30%….ạ? Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

“a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 18:

Công ty A là công ty con của Công ty B, (A & B là doanh nghiệp tại VN), B là công ty con của C tại nước ngoài, Công ty A vay tiền của Công ty C => thì giao dịch vay tiền này thuộc diện giao dịch liên kết đúng không ạ? Chi phí lãi vay được trừ của công ty A bị khống chế mức tối đa 30% EBITDA đúng không ạ? Xin cám ơn!

Trả lời:

– Tại điểm a và b khoản 2 Điều 132/2020/NĐ-CP quy định:

“a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

  1. b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;”

Do đó trường hợp Công ty A là công ty con của B, (A & B là doanh nghiệp tại VN), công ty B là công ty con của C tại nước ngoài. Nếu công ty A nắm giữ gián tiếp ít nhất 25% vốn góp qua công ty, được xác định là các bên có quan hệ liên kết.

Khi đó giao dịch vay tiền của Công ty A với Công ty C là giao dịch liên kết, và Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30%, của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ) cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 19:

Theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: “a. Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay không vượt quá 30% tổng lợi nhuận phát sinh trong kỳ cộng (+) chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay) cộng (+) chi phí khấu hao”. Trong trường hợp tổng chi phí lãi vay trong kỳ nhỏ hơn tổng lãi tiền gửi/ lãi cho vay thì chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ toàn bộ từ năm 2017 có đúng không?

Trả lời:

Điểm a Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

  1. a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế”

Như vậy, trường hợp trong năm 2017 doanh nghiệp có tổng số chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ nhỏ hơn tổng lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ thì toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017.

     (Tổng cục thuế)

Câu hỏi 20:

Doanh nghiệp chuyên chế biến hạt điều xuất khẩu lớn nhất Thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 200 triệu USD/năm.

Hỏi về quy định khống chế lãi mức trần lãi vay được tính vào chi phí hợp lý đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, như sau:

– Chúng tôi sản xuất hạt điều nên có nguồn nguyên liệu vỏ điều, nay chúng tôi góp vốn (50%) vào 1 nhà máy chuyên ép vỏ, sản xuất dầu điều để bán nguồn vỏ điều cho nhà máy sản xuất ra dầu điều, như vậy chúng tôi sẽ có thêm lợi nhuận từ việc ép dầu điều thay vì bán thô như trước đây.

– Là nhà sản xuất điều lớn nhất Việt Nam, sản lượng xuất khẩu khoảng 1.600 cont 20”/năm, vì vậy để đẩy mạnh bán hàng chúng tôi đã liên doanh với đối tác nước ngoài, họ là doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực thực phẩm và hạt (hiện doanh nghiệp nước ngoài có 30% cổ phần trong công ty chúng tôi), hiện tại chúng tôi có xuất khẩu điều nhân cho doanh nghiệp nước ngoài này, thông qua họ xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Các giao dịch bán hàng cho các công ty trên đều có giá ngang bằng hoặc cao hơn giá thị trường cùng thời điểm (chúng tôi có đủ hồ sơ để chứng minh).

Vậy các giao dịch trên có bị coi là giao dịch liên kết không? Và chúng tôi có bị khống chế trần mức lãi vay theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP không?

Chúng tôi được biết là xu hướng thế giới hiện nay là các doanh nghiệp đang liên kết với nhau, nắm giữ cổ phần của nhau để tận dụng thế mạnh của nhau làm tăng hiệu quả kinh doanh, điều này có bị coi là giao dịch liên kết hay không khi mà họ chứng minh được là giúp tăng nộp thuế cho Việt Nam hoặc các doanh nghiệp trong nước đều có cùng mức thuế TNDN.

Trả lời:

– Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về đối tượng áp dụng:

“1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ  liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.”

– Tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định: “ 3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”

– Tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định:

“a) Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.”

– Tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP) quy định:

             “…a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có quan hệ liên kết theo Điều 5 và trong kỳ tính thuế có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thì chi phí phí lãi vay được trừ được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 21:

Doanh nghiệp vay ngân hàng với khoản vay giá trị 25% vốn góp của doanh nghiệp, vậy ngân hàng có phải là bên liên kết của doanh nghiệp theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP về chuyển giá không?

Doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu thông tin ở đâu để biết được quốc gia của công ty mẹ có ký thỏa thuận tự động trao đổi thông tin tự động để doanh nghiệp không phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia?

Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về giao dịch liên kết, những trường hợp nào doanh nghiệp phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia? Trường hợp quốc gia của công ty mẹ không ký thỏa thuận cơ chế trao đổi thông tin tự động, quốc gia công ty mẹ không yêu cầu công ty mẹ lập báo cáo lợi nhuận xuyên quốc gia theo luật thì doanh nghiệp có phải nộp báo cáo này cho cơ quan thuế không? Nếu không, doanh nghiệp có phải nộp công văn cho cơ quan thuế giải thích về nội dung này không?

Trả lời:

Về việc vay ngân hàng với khoản vay 25% vốn góp của Doanh nghiệp, theo Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

……

  1. 2.Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:

…..

  1. d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

…..

Căn cứ quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp có phát sinh khoản vay từ một ngân hàng bằng ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được xác định là có phát sinh mối quan hệ liên kết với Ngân hàng và thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Về việc tra cứu thông tin quốc gia có ký kết thỏa thuận trao đổi báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tự động với Việt Nam, trong thời gian tới Tổng cục Thuế sẽ công khai thông tin và cập nhật về các thỏa thuận trao đổi thông tin tự động được ký kết giữa các quốc gia với Việt Nam tại Website chính thức của Tổng cục Thuế.

Về việc các trường hợp doanh nghiệp phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ đã quy định cụ thể các trường hợp doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Đề nghị quý Công ty nghiên cứu để hiểu rõ và tuân thủ theo quy định.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 22:

Theo khoản 5, Điều 18, Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Công ty chúng tôi có Công ty mẹ tối cao tại Canada, chúng tôi không rõ giữa Canada và Việt Nam đã có Thỏa thuận cơ chế trao đổi thông tin tự động hay chưa, vậy chúng tôi có phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan quản lý thuế không và thời hạn nộp báo cáo là thời điểm nào?

Trả lời:

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình trao đổi để ký kết thỏa thuận trao đổi thông tin tự động về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia với các nước. Tới thời điểm hiện tại Việt Nam và Canada chưa ký thỏa thuận trao đổi thông tin tự động về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Do đó, về nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Công ty thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Thời hạn nộp cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 23:

  1. Thuê nhà của giám đốc làm văn phòng có là giao dịch liên kết không?
  2. Hiện tại hóa đơn đầu vào, đầu ra, sổ kế toán có thể lưu theo hình thức điện tử, không cần in ra, vậy có phải in phiếu nhập – xuất hàng không hay chỉ cần lưu file theo hình thức điện tử?

Trả lời:

  1. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP giao dịch thuê nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.
  2. Sổ sách kế toán Công ty thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 24:

Cuối năm công ty có trích trước lãi tiền gửi tiết kiệm chưa đáo hạn. Khi Quyết toán thuế số tiền lãi trích trước, sẽ được điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế sang năm sau thực nhận tiền lãi từ ngân hàng, thì cuối năm sau mới điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế đối với tiền lãi trích trước, của năm trước đúng không ạ? Xin cám ơn!

Trả lời:

Về việc xác định lợi nhuận trước thuế TNDN thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp.

Về xác định thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng vào thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 25:

Năm 2020 Công ty có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, và có phát sinh giao dịch liên kết. Theo Nghị Quyết 116/2020/QH14 Công ty được giảm 30% thuế TNDN. Xin hỏi Công ty có được giảm 30% thuế TNDN về liên doanh liên kết không?

Trả lời:

Về việc kê khai xác định giá giao dịch liên kết để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, của người nộp thuế và được thực hiện khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp, của năm 2020 theo Nghị quyết 116/2020/QH14 của Quốc hội, thì phần liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TNDN đối với Giao dịch liên kết cũng được giảm theo quy định.

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 26:

Đề nghị hướng dẫn chi tiết để khai báo phụ lục số 01 – Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN?

Trả lời:

Trong thông báo nâng cấp ứng dụng HTKK trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế đã có tài liệu hướng dẫn chi tiết cho nội dung bạn hỏi.

Bạn truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế và tải tài liệu theo link sau: http://gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/…qLhGf4VHjIzMOaOf7dadA5EdAwVCsAXnI_y6ZeabktV7E

(Tổng cục thuế)

Câu hỏi 27:

Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế khi Người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết trong các trường hợp như thế nào?

Trả lời:

– Căn cứ pháp lý:

Căn cứ khoản 3 Điều 20 của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ Quy định về Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp có giao dịch liên kết

– Nội dung hướng dẫn:

Căn cứ quy định trên, Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế TNDN phải nộp đối với NNT không tuân thủ quy định về kê khai, xác định GDLK; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá GDLK trong các trường hợp sau:

+ Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020 nêu trên;

+ Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020 nêu trên hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định tại Nghị định 132/2020 nêu trên. Thông tin tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được xác định là trọng yếu nếu thông tin này gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng; phương pháp xác định giá giao dịch liên kết hoặc kết quả điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế;

+ Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích, so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết;

+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm các quy định về xác định giá giao dịch liên kết tại Điều 19 Nghị định 132/2020 nêu trên;

+ Cơ sở dữ liệu sử dụng để ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

(Cục thuế Tỉnh Quảng Ninh)

Câu hỏi 28:

Trong kỳ tính thuế Công ty có phát sinh giao dịch vay tiền của các cá nhân là giám đốc, vợ giám đốc Công ty và tại thời điểm phát sinh giao dịch, khoản vốn vay của từng cá nhân chiếm ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty thì giữa Công ty và các cá nhân này có được xác định là có quan hệ liên kết không?

Trả lời:

Ngày 11/06/2021 Cục thuế Tỉnh Nghệ An ban hành Công văn số 3714/CT-TTHT về xác định giao dịch liên kết.

Theo đó, trường hợp trong kỳ tính thuế Công ty có phát sinh giao dịch vay tiền của các cá nhân là giám đốc, vợ giám đốc Công ty và tại thời điểm phát sinh giao dịch, khoản vốn vay của từng cá nhân chiếm ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty thì giữa Công ty và các cá nhân này được xác định là có quan hệ liên kết theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Trường hợp Công ty vay vốn ngân hàng và tại thời điểm phát sinh giao dịch, khoản vốn vay (bao gồm tất cả các khoản vay) của từng ngân hàng chiếm ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Việc xác định mối quan hệ liên kết được thực hiện theo nguyên tắc bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế.

Các giao dịch (quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP) phát sinh giữa Công ty và bên có quan hệ liên kết được gọi là giao dịch liên kết. Công ty có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

(Cục thuế Tỉnh Nghệ An)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *