BẢO HIỂM SẼ ĐIỀU CHỈNH MỨC ĐÓNG, TIỀN LƯƠNG TÍNH ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC
Ngày 30/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… năm 2021.
Theo đó, sắp tới sẽ sửa đổi về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp để bằng ít nhất khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương của người lao động. Ngoài ra, tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khẩn trương quy định giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp thực hiện thống nhất trên toàn quốc để có cơ sở triển khai thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp…
SẮP CÓ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ BẢO HIỂM |
Ngày 31/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2021/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Theo đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là Cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thông tin về y tế, an sinh xã hội được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là cơ sở dữ liệu của Chính phủ được xây dựng thống nhất trên toàn quốc, dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân…
ĐẦU TƯ |
25 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH “CẤM” NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI |
Phụ lục 1 Nghị định 31/2021/NĐ-CP đã trình bày danh mục ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, 25 ngành nghề này gồm: Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại; Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức; Đánh bắt hoặc khai thác hải sản; Dịch vụ điều tra và an ninh; Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên…
LAO ĐỘNG |
NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐÁNG CHÚ Ý NHẤT CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01.01.2021 |
1. Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh.
2. Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ.
3. Quốc khánh được nghỉ 2 ngày.
4. Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ.
5. Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử.
6. Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi.
7. Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ.
8. Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.
9. Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do.
10. Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương.
11. Khi trả lương qua ngân hàng, người sử dụng lao động phải trả phí mở tài khoản.
12. Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty.
13. Người lao động có thể được “thưởng” không chỉ bằng tiền.
14. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp.
15. Khi trả lương, doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động.
16. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần. |
|
|