TỔNG HỢP HỎI ĐÁP VỀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
Câu hỏi 1:
Công ty A là công ty con của Công ty B (B là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN). Công ty A có vay tiền của công ty mẹ tại nước ngoài của Công ty B.
– Xin hỏi đây có phải là giao dịch liên kết hay không?
– Theo công thức tính EBITDA để tính chi phí lãi vay được trừ thì phần chi phí lãi vay là chi phí đã thực trả trong năm hay tính toàn bộ chi phí bao gồm chi phí trích trước?
– Chi phí lãi vay bị loại toàn bộ nếu Công ty B lỗ và EBITDA âm có đúng không?
– Nếu EBITDA âm mà Công ty A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay bị loại bằng tổng chi phí lãi vay trừ lãi tiền gửi đúng không?
Trả lời:
Tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
- a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30%, của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
- b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ…”
Chi phí lãi vay được trừ được xác định là chi phí lãi vay hạch toán tương ứng, với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm, bao gồm chi phí lãi vay trích trước tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau, khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ âm (EBITDA âm) ,thì phần chi phí lãi vay không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, và phần chi phí lãi vay không được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo theo điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Nếu EBITDA âm mà DN A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay không được trừ bằng tổng chi phí lãi vay – lãi tiền gửi, lãi cho vay.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 2:
Một công ty có vay của bên liên kết khi so sánh với giao dịch độc lập thì có lãi suất cao hơn và có tỷ lệ chi phí lãi vay nhỏ hơn 30%.
- Vậy phần tiền lãi cao hơn so với giao dịch độc lập đó có được tính vào chi phí hợp lý không?
- Chi phí cách ly, phí xét nghiệm dịch Covid 19 của người lao động nước ngoài do Công ty chi trả có được tính vào chi phí hợp lý không?
- Nếu người nộp thuế có công ty mẹ tối cao ở nước ngoài mà theo quy định phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho cơ quan thuế thì có kê khai phụ lục IV theo nghị định 132 không?
Trả lời:
- Trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết, thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, thì chi phí phí lãi vay được trừ được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Đồng thời, công ty phải chứng minh, xác định giá của giao dịch đi vay từ bên liên kết theo nguyên tắc giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh quyết định nghĩa vụ thuế.
- Chi phí cách ly, phí xét nghiệm dịch Covid 19 của người lao động nước ngoài do công ty trả:
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5032/TCT-CS ngày 26/11/2020 hướng dẫn về chính sách thuế đối với chi phí cách ly phòng chống dịch Covid 19 của Chuyên gia nước ngoài. Căn cứ tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
Đối với chi phí cách ly tại khách sạn và chi phí điều trị cho chuyên gia nước ngoài mà doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động thì khoản chi phí trả cho cơ sở cách ly được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định.
- Nếu người nộp thuế có công ty mẹ tối cao ở nước ngoài mà theo quy định phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho cơ quan thuế nước sở tại (nước của Công ty mẹ cư trú) thì không phải kê khai phụ lục IV theo nghị định 132/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp này, nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty con tại Việt Nam được thực hiện theo điểm, c, d, đ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 3:
Xin hỏi các nghiệp vụ sau có phải là giao dịch liên kết không?
– Doanh nghiệp mượn tiền không lãi suất của Giám đốc công ty
– Doanh nghiệp thuê nhà của Giám đốc làm văn phòng.
Trả lời:
Theo quy định tại NĐ số 132/2020/NĐ-CP thì:
– Trường hợp giám đốc điều hành, kiểm soát DN, nếu DN vay mượn của giám đốc Công ty có ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay tiền là giao dịch liên kết.
– Giao dịch thuê nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 4:
DN là Công ty TNHH MTV 100% vốn nước ngoài, có doanh thu hàng năm 100% từ xuất khẩu và trong đó 90% là từ Công ty mẹ. Công ty có vay tiền từ chính Công ty mẹ. Năm 2018, chi phí lãi vay chưa thanh toán là 500 triệu đồng, năm 2019 là 600 triệu đồng (Công ty không tính vào chi phí được trừ của cả hai năm do chưa thanh toán). Năm 2020, Công ty thanh toán lãi vay năm 2018 & 2019 là 1.1 tỷ đồng (đã kê khai và nộp thuế nhà thầu). Theo NĐ 132/2020, mức trần lãi vay được trừ năm 2020 là: 1.2 tỷ đồng. Vậy khoản lãi vay của năm 2018 & 2019 đã thanh toán năm 2020 có được tính vào chi phí được trừ năm 2020 không?
Trả lời:
Công ty vay tiền của Công ty mẹ, năm 2018 chưa thanh toán 500 triệu đồng, năm 2019 là 600 triệu đồng thì khoản chi phí lãi vay của 2 năm chưa thanh toán là chi phí lãi vay phát sinh tương ứng với doanh thu của kỳ tính thuế năm 2018 và năm 2019.
Công ty phải xác định chi phí lãi vay được trừ của năm 2018, 2019 theo quy định của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của 2 Nghị định này.
Thời điểm Công ty chi trả chi phí lãi vay vào năm 2020 không tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2020 nên Công ty không được tính vào chi phí được trừ của năm 2020.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 5:
Đơn vị tôi đang công tác năm 2020 có phát sinh giao dịch liên kết. Trong năm doanh thu thực hiện là: 120 tỷ đồng; Giá trị giao dịch liên kết là: 1.7 tỷ đồng. Như vậy đơn vị tôi có được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không?
Trả lời:
Theo quy định điểm a khoản 2 Điều 19: Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết khi đáp ứng cả 2 điều kiện: (1) tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và (2) tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
Trong năm doanh thu thực hiện của Công ty là 120 tỷ đồng; Giá trị giao dịch liên kết là 1.7 tỷ đồng thì Công ty không thuộc đối tượng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Công ty phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 6:
Trong năm 2020, Công ty chúng tôi có vay vốn của ngân hàng thương mại để phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu. Vậy trường hợp này có phải là giao dịch liên kết không? Tỉ lệ 25% theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là tính trên số dư nợ vay hay trên từng món vay?
Trả lời:
– Về việc xác định giao dịch liên kết: Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”
Trường hợp Công ty vay của ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu, và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn, được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch phát sinh giữa 02 bên là giao dịch liên kết.
– Về việc xác định tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu được tính trên tổng số dư nợ vay.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 7:
Công ty 100% vốn trong nước, tất cả các giao dịch cũng đều trong nước. Năm 2020 Công ty đầu tư sửa chữa lớn văn phòng, có mượn tiền của chủ tịch 2 tỷ đồng không lãi suất, trong năm đã trả 1,5 tỷ đồng, vậy khoản này có thuộc giao dịch liên kết không? Khi quyết toán thì có phải nộp phụ lục kèm quyết toán thuế TNDN không?
Trả lời:
Căn cứ theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, thì trường hợp chủ tịch Công ty thực hiện điều hành, kiểm soát DN nếu DN vay mượn của Chủ tịch Công ty ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu, được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Chủ tịch Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 8:
Tôi làm chủ tịch HĐQT 3 Công ty: A; B và C. Công ty A góp 30% vốn điều lệ vào Công ty C. Công ty B góp 70% vốn điều lệ vào Công ty C (Công ty C chỉ có vốn góp của Công ty A và B để hoạt động). Vậy chi phí lãi vay của các Công ty này có bị khống chế 30% như NĐ 132/2020 không?
Trả lời:
Tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
- b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;”
Công ty A góp 30% vốn điều lệ vào Công ty C, Công ty B góp 70% vốn điều lệ vào Công ty C (Công ty C chỉ có vốn góp của Công ty A và B để hoạt động) thì Công ty A, Công ty B, Công ty C được xác định là các bên có quan hệ liên kết theo quy định trên.
Nếu trong năm các doanh nghiệp A, B, C có phát sinh giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí thì các doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Khi đó chi phí lãi vay của các doanh nghiệp này được xác định theo khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 9:
1/ Công ty cổ phần thiếu vốn lưu động có thể vay của cá nhân – không phải là cổ đông nhưng là người có quan hệ gia đình với cổ đông với mức lãi suất 0% không?
2/ Trường hợp trên có bị coi là có giao dịch liên kết không? Nếu có thì áp dụng như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“ l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty mượn tiền của một cá nhân mà cá nhân đó có quan hệ gia đình với cổ đông (là người điều hành, kiểm soát doanh nghiệp) với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với cá nhân có quan hệ gia đình với cổ đông đó là giao dịch liên kết.
Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 10:
Công ty tôi có vay vốn ngân hàng thương mại để phục vụ kinh doanh trên 25% vốn chủ sở hữu theo ND 132. Vậy Công ty tôi có phải là giao dịch liên kết hay không?
Trả lời:
Tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“ d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba, được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25%, vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50%, tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay. “
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp, Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty, và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty, thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 11:
Thưa quý Anh/Chị, trong năm đơn vị em có phát sinh chi phí lãi vay tại ngân hàng thương mại cho khoản vay lớn hơn 25% vốn chủ sở hữu. Đồng thời, đơn vị có phát sinh giao dịch mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu. Xin hỏi 2 giao dịch trên của đơn vị có bị khống chế lãi vay theo NĐ 132 không? Căn cứ pháp lí cụ thể tại mục nào? điều nào? của nghị định ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“ d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
- I) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu, của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty, thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
Trường hợp Công ty mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật điều hành, kiểm soát doanh nghiệp với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với chủ doanh nghiệp.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 12:
Công ty mình có vay ngân hàng để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đứng tên giám đốc, số tiền vay ngân hàng cao hơn vốn chủ sở hữu. Như vậy có gọi là giao dịch liên kết không ạ, và có phải kê khai giao dịch liên kết không ạ.
Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 1, điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
- d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
- l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty, và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty, thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
Giám đốc cho Công ty mượn bất động sản để thế chấp không phải là giao dịch liên kết.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 13:
Trong năm 2020 bên mình kinh doanh bị lỗ nên có vay tiền của giám đốc để chi trả các khoản chi phí trong kỳ (giám đốc là người được chủ doanh nghiệp thuê về quản lý) như vậy có tính là giao dịch liên kết không? Và cách kê khai như thế nào, vì mình và đa số đều chưa hiểu sâu về nó.
Trả lời:
Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay mượn của giám đốc điều hành, kiểm soát Công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết, và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với giám đốc là giao dịch liên kết.
Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 14:
Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài. Trong quá trình XDCB có phát sinh khoản lãi vay từ công ty mẹ nước ngoài. Hàng tháng, công ty có tính và hạch toán chi phí lãi vay phải trả vào TK 241. Vậy xin cục thuế cho biết:
- Trong năm tài chính, quá trình XDCB chưa kết thúc thì khoản chi phí lãi vay này công ty tôi có phải kê khai giao dịch liên kết không và cụ thể kê khai như nào?
- Sang năm tới, nếu sau khi quá trình XDCB kết thúc thì khoản lãi vay phát sinh đó sẽ được vốn hóa vào tài sản và sẽ được trích khấu hao hàng tháng. Vậy công ty tôi cần kê khai khoản chi phí lãi vay đã được vốn hóa như nào cho đúng vào PL 01 của giao dịch liên kết.
Trả lời:
- Trong năm tài chính, quá trình XDCB chưa kết thúc, nếu Cty có phát sinh khoản chi phí lãi vay với Công ty mẹ tại nước ngoài, Công ty phải kê khai giao dịch liên kết đi vay để xác định chi phí lãi vay từ bên liên kết theo các nguyên tắc phân tích so sánh và phương pháp xác định giá GDLK của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Giao dịch này được kê khai tại dòng 2.4.2 mục III Phụ lục I kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
- Chi phí lãi vay từ bên liên kết đã được xác định lại theo các nguyên tắc, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được vốn hóa vào tài sản trong quá trình XDCB, khi kết thúc quá trình XDCB đưa vào sử dụng và tính khấu hao hàng tháng sẽ không phải kê khai lại chi phí lãi vay đã được vốn hóa vào các năm sau.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 15:
Công ty em là công ty TNHH 2 thành viên góp vốn. Tổng giám đốc chiếm 80% vốn góp. Phó TGĐ chiếm 20% vốn góp. Trong năm 2020 do thiếu tiền phục vụ sản xuất kinh doanh, nên công ty có lúc mượn tiền của 2 thành viên trên, với lãi suất 0% và có lúc cho 2 thành viên trên vay tiền với lãi suất bằng lãi suất ngân hàng tại thời điểm.
Số tiền mượn và tiền vay của 2 thành viên trên lớn hơn 10% vốn điều lệ. (Cuối năm 2020 đã trả hết số tiền mượn, còn tiền cho vay thì vẫn còn) Vậy cho em hỏi mấy trường hợp sau:
- Trường hợp mượn tiền và cho vay trên có phải là giao dịch liên kết không?
- Cuối năm có phải làm phụ lục giao dịch liên kết khi làm quyết toán thuế TNDN không?
- Mượn tiền với lãi suất 0% thì 2 thành viên trên có bị ấn định thuế TNCN không?
Trả lời:
Chỉ tiêu C4 trên tờ khai 03/TNDN là thu nhập tính thuế. Trường hợp trên phụ lục 03-1A/TNDN chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN là số âm, có nghĩa là không phát sinh thu nhập tính thuế nên chỉ tiêu C4 lúc1. Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.” .
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay mượn của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc điều hành, kiểm soát Công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc là giao dịch liên kết.
- Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết và thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Việc cá nhân cho công ty mượn tiền với lãi suất 0% thì cá nhân đó sẽ bị ấn định thuế TNCN này trên tờ khai 03/TNDN bằng 0 (vì lỗ nên không có thu nhập tính thuế).
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 16:
Trong năm công ty có mượn tiền của giám đốc không lãi suất có thuộc giao dịch kiên kết không và nếu thuộc giao dịch liên kết thì kê khai như thế nào?
Trả lời:
Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 17:
1/ Công ty thiếu vốn nên mượn không lãi của Giám đốc DN thì gọi là GDLK phải không ạ? Nếu xảy ra trường hợp này thì hồ sơ thủ tục trên báo cáo tài chính năm Công ty phải làm những gì? TCT có thể nói cụ thể hơn giúp?
2/ NĐ 132/2020 có đoạn: “Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30%, của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế”. Như vậy có nghĩa là lãi vay bị khống chế 30%….ạ? Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
“a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 18:
Công ty A là công ty con của Công ty B, (A & B là doanh nghiệp tại VN), B là công ty con của C tại nước ngoài, Công ty A vay tiền của Công ty C => thì giao dịch vay tiền này thuộc diện giao dịch liên kết đúng không ạ? Chi phí lãi vay được trừ của công ty A bị khống chế mức tối đa 30% EBITDA đúng không ạ? Xin cám ơn!
Trả lời:
– Tại điểm a và b khoản 2 Điều 132/2020/NĐ-CP quy định:
“a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
- b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;”
Do đó trường hợp Công ty A là công ty con của B, (A & B là doanh nghiệp tại VN), công ty B là công ty con của C tại nước ngoài. Nếu công ty A nắm giữ gián tiếp ít nhất 25% vốn góp qua công ty, được xác định là các bên có quan hệ liên kết.
Khi đó giao dịch vay tiền của Công ty A với Công ty C là giao dịch liên kết, và Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30%, của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ) cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 19:
Theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: “a. Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay không vượt quá 30% tổng lợi nhuận phát sinh trong kỳ cộng (+) chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay) cộng (+) chi phí khấu hao”. Trong trường hợp tổng chi phí lãi vay trong kỳ nhỏ hơn tổng lãi tiền gửi/ lãi cho vay thì chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ toàn bộ từ năm 2017 có đúng không?
Trả lời:
Điểm a Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
- a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế”
Như vậy, trường hợp trong năm 2017 doanh nghiệp có tổng số chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ nhỏ hơn tổng lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ thì toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 20:
Doanh nghiệp chuyên chế biến hạt điều xuất khẩu lớn nhất Thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 200 triệu USD/năm.
Hỏi về quy định khống chế lãi mức trần lãi vay được tính vào chi phí hợp lý đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, như sau:
– Chúng tôi sản xuất hạt điều nên có nguồn nguyên liệu vỏ điều, nay chúng tôi góp vốn (50%) vào 1 nhà máy chuyên ép vỏ, sản xuất dầu điều để bán nguồn vỏ điều cho nhà máy sản xuất ra dầu điều, như vậy chúng tôi sẽ có thêm lợi nhuận từ việc ép dầu điều thay vì bán thô như trước đây.
– Là nhà sản xuất điều lớn nhất Việt Nam, sản lượng xuất khẩu khoảng 1.600 cont 20”/năm, vì vậy để đẩy mạnh bán hàng chúng tôi đã liên doanh với đối tác nước ngoài, họ là doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực thực phẩm và hạt (hiện doanh nghiệp nước ngoài có 30% cổ phần trong công ty chúng tôi), hiện tại chúng tôi có xuất khẩu điều nhân cho doanh nghiệp nước ngoài này, thông qua họ xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Các giao dịch bán hàng cho các công ty trên đều có giá ngang bằng hoặc cao hơn giá thị trường cùng thời điểm (chúng tôi có đủ hồ sơ để chứng minh).
Vậy các giao dịch trên có bị coi là giao dịch liên kết không? Và chúng tôi có bị khống chế trần mức lãi vay theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP không?
Chúng tôi được biết là xu hướng thế giới hiện nay là các doanh nghiệp đang liên kết với nhau, nắm giữ cổ phần của nhau để tận dụng thế mạnh của nhau làm tăng hiệu quả kinh doanh, điều này có bị coi là giao dịch liên kết hay không khi mà họ chứng minh được là giúp tăng nộp thuế cho Việt Nam hoặc các doanh nghiệp trong nước đều có cùng mức thuế TNDN.
Trả lời:
– Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về đối tượng áp dụng:
“1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.”
– Tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định: “ 3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”
– Tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định:
“a) Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.”
– Tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP) quy định:
“…a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có quan hệ liên kết theo Điều 5 và trong kỳ tính thuế có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thì chi phí phí lãi vay được trừ được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 21:
Doanh nghiệp vay ngân hàng với khoản vay giá trị 25% vốn góp của doanh nghiệp, vậy ngân hàng có phải là bên liên kết của doanh nghiệp theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP về chuyển giá không?
Doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu thông tin ở đâu để biết được quốc gia của công ty mẹ có ký thỏa thuận tự động trao đổi thông tin tự động để doanh nghiệp không phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia?
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về giao dịch liên kết, những trường hợp nào doanh nghiệp phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia? Trường hợp quốc gia của công ty mẹ không ký thỏa thuận cơ chế trao đổi thông tin tự động, quốc gia công ty mẹ không yêu cầu công ty mẹ lập báo cáo lợi nhuận xuyên quốc gia theo luật thì doanh nghiệp có phải nộp báo cáo này cho cơ quan thuế không? Nếu không, doanh nghiệp có phải nộp công văn cho cơ quan thuế giải thích về nội dung này không?
Trả lời:
Về việc vay ngân hàng với khoản vay 25% vốn góp của Doanh nghiệp, theo Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
“Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết
……
- 2.Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:
…..
- d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
…..”
Căn cứ quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp có phát sinh khoản vay từ một ngân hàng bằng ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được xác định là có phát sinh mối quan hệ liên kết với Ngân hàng và thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Về việc tra cứu thông tin quốc gia có ký kết thỏa thuận trao đổi báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tự động với Việt Nam, trong thời gian tới Tổng cục Thuế sẽ công khai thông tin và cập nhật về các thỏa thuận trao đổi thông tin tự động được ký kết giữa các quốc gia với Việt Nam tại Website chính thức của Tổng cục Thuế.
Về việc các trường hợp doanh nghiệp phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ đã quy định cụ thể các trường hợp doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Đề nghị quý Công ty nghiên cứu để hiểu rõ và tuân thủ theo quy định.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 22:
Theo khoản 5, Điều 18, Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Công ty chúng tôi có Công ty mẹ tối cao tại Canada, chúng tôi không rõ giữa Canada và Việt Nam đã có Thỏa thuận cơ chế trao đổi thông tin tự động hay chưa, vậy chúng tôi có phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan quản lý thuế không và thời hạn nộp báo cáo là thời điểm nào?
Trả lời:
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình trao đổi để ký kết thỏa thuận trao đổi thông tin tự động về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia với các nước. Tới thời điểm hiện tại Việt Nam và Canada chưa ký thỏa thuận trao đổi thông tin tự động về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Do đó, về nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Công ty thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Thời hạn nộp cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 23:
- Thuê nhà của giám đốc làm văn phòng có là giao dịch liên kết không?
- Hiện tại hóa đơn đầu vào, đầu ra, sổ kế toán có thể lưu theo hình thức điện tử, không cần in ra, vậy có phải in phiếu nhập – xuất hàng không hay chỉ cần lưu file theo hình thức điện tử?
Trả lời:
- Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP giao dịch thuê nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.
- Sổ sách kế toán Công ty thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 24:
Cuối năm công ty có trích trước lãi tiền gửi tiết kiệm chưa đáo hạn. Khi Quyết toán thuế số tiền lãi trích trước, sẽ được điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế sang năm sau thực nhận tiền lãi từ ngân hàng, thì cuối năm sau mới điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế đối với tiền lãi trích trước, của năm trước đúng không ạ? Xin cám ơn!
Trả lời:
Về việc xác định lợi nhuận trước thuế TNDN thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp.
Về xác định thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng vào thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 25:
Năm 2020 Công ty có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, và có phát sinh giao dịch liên kết. Theo Nghị Quyết 116/2020/QH14 Công ty được giảm 30% thuế TNDN. Xin hỏi Công ty có được giảm 30% thuế TNDN về liên doanh liên kết không?
Trả lời:
Về việc kê khai xác định giá giao dịch liên kết để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, của người nộp thuế và được thực hiện khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do đó, nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp, của năm 2020 theo Nghị quyết 116/2020/QH14 của Quốc hội, thì phần liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TNDN đối với Giao dịch liên kết cũng được giảm theo quy định.
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 26:
Đề nghị hướng dẫn chi tiết để khai báo phụ lục số 01 – Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN?
Trả lời:
Trong thông báo nâng cấp ứng dụng HTKK trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế đã có tài liệu hướng dẫn chi tiết cho nội dung bạn hỏi.
Bạn truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế và tải tài liệu theo link sau: http://gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/…qLhGf4VHjIzMOaOf7dadA5EdAwVCsAXnI_y6ZeabktV7E
(Tổng cục thuế)
Câu hỏi 27:
Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế khi Người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết trong các trường hợp như thế nào?
Trả lời:
– Căn cứ pháp lý:
Căn cứ khoản 3 Điều 20 của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ Quy định về Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp có giao dịch liên kết
– Nội dung hướng dẫn:
Căn cứ quy định trên, Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế TNDN phải nộp đối với NNT không tuân thủ quy định về kê khai, xác định GDLK; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá GDLK trong các trường hợp sau:
+ Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020 nêu trên;
+ Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020 nêu trên hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định tại Nghị định 132/2020 nêu trên. Thông tin tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được xác định là trọng yếu nếu thông tin này gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng; phương pháp xác định giá giao dịch liên kết hoặc kết quả điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế;
+ Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích, so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết;
+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm các quy định về xác định giá giao dịch liên kết tại Điều 19 Nghị định 132/2020 nêu trên;
+ Cơ sở dữ liệu sử dụng để ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
(Cục thuế Tỉnh Quảng Ninh)
Câu hỏi 28:
Trong kỳ tính thuế Công ty có phát sinh giao dịch vay tiền của các cá nhân là giám đốc, vợ giám đốc Công ty và tại thời điểm phát sinh giao dịch, khoản vốn vay của từng cá nhân chiếm ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty thì giữa Công ty và các cá nhân này có được xác định là có quan hệ liên kết không?
Trả lời:
Ngày 11/06/2021 Cục thuế Tỉnh Nghệ An ban hành Công văn số 3714/CT-TTHT về xác định giao dịch liên kết.
Theo đó, trường hợp trong kỳ tính thuế Công ty có phát sinh giao dịch vay tiền của các cá nhân là giám đốc, vợ giám đốc Công ty và tại thời điểm phát sinh giao dịch, khoản vốn vay của từng cá nhân chiếm ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty thì giữa Công ty và các cá nhân này được xác định là có quan hệ liên kết theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Trường hợp Công ty vay vốn ngân hàng và tại thời điểm phát sinh giao dịch, khoản vốn vay (bao gồm tất cả các khoản vay) của từng ngân hàng chiếm ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Việc xác định mối quan hệ liên kết được thực hiện theo nguyên tắc bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế.
Các giao dịch (quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP) phát sinh giữa Công ty và bên có quan hệ liên kết được gọi là giao dịch liên kết. Công ty có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
(Cục thuế Tỉnh Nghệ An)
===============================================================
TỔNG HỢP VĂN BẢN VỀ THUẾ GTGT TỪ 2017 ĐẾN NAY
Công văn số 17480/CT-TT&HT ngày 26 tháng 09 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn lưu trữ hoá đơn điện tử
Công văn số 3527/TCT-KK ngày 18 tháng 09 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh
Công văn số 3037/CT-TTHT ngày 21 tháng 09 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với thuế GTGT do cơ quan Hải Quan ấn định
Công văn số 2711/CT-TTHT ngày 04 tháng 09 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng xuất bị lỗi hỏng
Công văn số 2642/CT-HCQTTVAC ngày 24 tháng 08 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn về thời điểm lập hoá đơn điện tử
Công văn số 2431/CT-TTHT ngày 13 tháng 08 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn lập và sử dụng hoá đơn điện tử như sau
Công văn số 47485/CT-TTHT ngày 09 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT và chi phí sửa chữa văn phòng đi thuê
Công văn số 48085/CT-TTHT ngày 10 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn hồ sơ giao dịch liên kết đối với các tập đoàn toàn cầu
Công văn số 1690/TCT-CS ngày 08 tháng 05 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với hoá đơn xuất sai thời điểm
Công văn số 1406/TCT-DNL ngày 20 tháng 04 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn thực hiện hoá đơn điện tử
Công văn số 1550/TCT-CS ngày 24 tháng 04 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế đối với chi phí quảng cáo Google, Facebook
Công văn số 13408/CT-TTHT ngày 02 tháng 04 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn hoá đơn sai mã số thuế hoặc ngày, tháng, năm phát hành
Công văn số 3759/BTC-TCT ngày 02 tháng 04 năm 2018 của Bộ tài chính hướng dẫn thuế GTGT hoạt động xây dựng vãng lai ngoại tỉnh
Công văn số 642/TCT-KK ngày 26 tháng 02 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với chi nhánh
Công văn số 69/TCT-CS ngày 05 tháng 01 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức ở nước ngoài
Công văn số 5979/TCT-TNCN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi và số thuế đã nộp ở nước ngoài
Công văn số 14848/CT-TT&HT về chính sách thuế
Công văn số 17618/CT-TT&HT về chi phí quà tặng
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Công văn số 13120/CT-TT&HT về việc lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT đối với hàng mẫu
Công văn số 14710/CT-TT&HT về ghi nhận doanh thu của DNCX
Công văn số 54475/CT-TTHT về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định
Công văn số 54152/CT-TTHT về việc xử lý số thuế ấn định tăng thêm đối với hàng hóa nhập khẩu
Công văn số 2781/TCT-KK về việc khai thuế GTGT
Công văn số 47485/CT-TTHT về việc khấu trừ thuế GTGT và chi phí sửa chữa văn phòng đi thuê
Công văn số 2171/TCT-CS trả lời chính sách thuế GTGT.
Công văn số 2233/TCT-CS trả lời chính sách thuế GTGT.
Công văn số 2301/TCT-CS về chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
ng văn số 2453/TCT-CS về hoàn thuế GTGT.
Công văn số 37322/CT-TTHT về chính sách thuế GTGT đối với hoạt động cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất.
Công văn số 8811/CT-TTHT về khoản thanh toán trước khi thành lập Công ty
Công văn số 9467/CT-TTHT về thủ tục bán sản phẩm của DNCX vào nội địa
Công văn số 9645/CT-TTHT về hóa đơn đối với hàng mẫu
Công văn số 1992/TCT-CS về chính sách thuế GTGT
Công văn số 14676/CT-TTHT về chính sách thuế
Công văn số 1549/TCT-CS về chính sách thuế GTGT
Công văn số 8382/CT-TTHT về hướng dẫn chính sách thuế GTGT và hóa đơn
Công văn số 10384/CT-TTHT về lập hóa đơn GTGT đối với khoản chi hộ khách hàng
Công văn số 12423/CT-TTHT về chi phí trả hộ và điều kiện ghi nhận
Công văn số 536/TCT-CS về chính sách thuế GTGT
Công văn số 3539/CT-TT&HT về lập hóa đơn đối với hàng mẫu
Công văn số 318/TCT-CS về hoàn thuế GTGT
Công văn số 79335/CT-TTHT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn trích trước chi phí lãi vay
Công văn số 79331/CT-TTHT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế GTGT khi nhận tiền hỗ trợ
Công văn số 5483/TCT-DNL ngày 28 tháng 11 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn lập hoá đơn tặng quà cho khách hàng
Công văn số 5018/TCT-CS ngày 30 tháng 10 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT đối với hoạt động gia công sơ chế thuỷ, hải sản
Công văn số 68917/CT-TTHT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy
Công văn số 4748/TCT-CS ngày 13 tháng 10 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT đối với dự án sản xuất sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản
Công văn số 4151/TCT-CS ngày 13 tháng 09 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế suất thuế GTGT mặt hàng đậu nành
Công văn số 58897/CT-TTHT ngày 29 tháng 08 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn hoạt động chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp chế xuất
Công văn số 58965/CT-TTHT ngày 29 tháng 08 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn lập hoá đơn đối với hoạt động chuyển nhượng vốn
Công văn số 3840/TCT-CS ngày 24 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đã nộp thay cho nhà thầu nước ngoài
Công văn số 51187/CT-TTHT ngày 31 tháng 07 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu
Công văn số 3581/TCT-CS ngày 11 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế góp vốn bằng tài sản
Công văn số 3541/TCT-KK ngày 09 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn xử lý nghĩa vụ thuế của chi nhánh chấm dứt hoạt động
Công văn số 3540/TCT-KK ngày 09 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn các hoạt động không phải nộp thuế GTGT vãng lai
Công văn số 3127/TCT-KK ngày 14 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn điều chỉnh hoá đơn ghi sai thuế suất
Công văn số 3235/TCT-CS ngày 20 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh
Công văn số 2956/TCT-CS ngày 05 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn về thủ tục thuế khi thay đổi trụ sở
Công văn số 2301/TCT-CS ngày 01 tháng 06 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT mặt hàng bã vỏ hạt điều
Công văn số 2179/TCT-CS ngày 24 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn tính thuế GTGT hàng khuyến mại
Công văn số 2181/TCT-CS ngày 24 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT thức ăn chăn nuôi và sản phẩm trồng trọt
Công văn số 1686/TCT-CS ngày 27 tháng 04 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế hợp đồng hợp tác kinh doanh
Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 04 năm 2017 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC và thông tư số 26/2015/TT-BTC
Công văn số 1637/TCT-CS ngày 25 tháng 04 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế GTGT đối với hàng mua trả chậm
Công văn số 361/TCT-CS ngày 02 tháng 02 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
Công văn số 373/TCT-KK ngày 06 tháng 02 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn hoàn thuế GTGT chưa khấu trừ hết 12 tháng liên tục
Công văn số 180/TCT-CS ngày 16 tháng 01 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với các khoản chi phúc lợi cho người lao động
Nghị định số 146/2017/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015
Công văn số 78209/CT-THHT về thuế GTGT đối với hàng mẫu
Công văn số 79331/CT-THHT về thuế GTGT khi nhận tiền hỗ trợ
Công văn số 79109/CT-TTHT về việc hạch toán chi phí
Công văn số 5483/TCT-DNL về hướng dẫn về chính sách thuế
Công văn số 75546/CT-THHT về việc chi phí được trừ đối với khoản chi từ tài khoản cá nhân
Công văn số 76519/CT-TTHT về việc trả lời chính sách thuế
Công văn số 4657/TCT-KK về hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Công văn số 4740/TCT-CS về hoàn thuế GTGT
Công văn số 65998/CT-TTHT về chính sách thuế
Thông tư số 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thuế GTGT
Công văn số 3977/TCT-DNL về chính sách thuế đối với các khoản thanh toán không dùng tiền mặt
Công văn số 4107/TCT-KK về việc quản lý khai thuế đối với doanh nghiệp chế xuất
Công văn số 3840/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng đã nộp thay cho nhà thầu nước ngoài
Công văn số 54758/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Công văn số 3624/TCT-KK về hoàn thuế giá trị gia tăng
Công văn số 46632/CT-TTHT về hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp chế xuất
Công văn số 2978/TCT-CS ngày 06/7/2017 về việc xuất hóa đơn của các Cơ sở lưu trú ở Việt Nam và thuế nhà thầu đối với hoạt động đặt phòng trực tuyến thông qua các Công
ty có trụ sở tại nước ngoài (NTNN) kinh doanh đặt phòng tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến
Công văn số 2687/TCT-CS về thuế GTGT
Công văn số 2872/TCT-CS về đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
Công văn số 2876/TCT-CS về thuế GTGT
Công văn số 8121/BTC-TCHQ về thuế GTGT hàng sản xuất xuất khẩu (SXXK)
Công văn số 41157/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Công văn số 41162/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Thông tư số 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế GTGT
Công văn số 1966/TCT-CS về việc thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020
Công văn số 30632/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Công văn số 2186/TCT-CS về hóa đơn
Công văn số 2180/TCT-CS về hóa đơn
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thông tư số 37/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC
Thông tư số 28/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 147/2016/TT-BTC và Thông tư số 45/2013/TT-BTC
Công văn số 1121/TCT-CS về vướng mắc Thông tư số 130/2016/TT-BTC
Công văn số 1156/TCT-CS về thuế GTGT
Công văn số 8081/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Công văn số 1224/TCT-CS về chính sách thuế GTGT
Công văn số 1110/TCT-CS về chính sách thuế
Công văn số 361/TCT-CS về chính sách thuế đối với máy móc thiết bị góp vốn
Công văn số 404/TCT-CS về chính sách thuế GTGT đối với dịch vụ phần mềm
Công văn số 92/TCT-KK về kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với hóa đơn bỏ sót
Công văn số 180/TCT-CS về chính sách thuế đối với phí bảo hiểm xe máy
Công văn số 208/TCT-DNL về thuế GTGT
Công văn số 269/TCT-KK về kê khai thuế GTGT dự án đầu tư
Ngày 12/09/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ,
Ngày 27/08/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3300/TCT-DNL về việc hướng dẫn nghĩa vụ thuế đối với hoạt động chuyển giao tài sản của ngân hàng,
Ngày 30/05/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 4812/CT-TTHT về hóa đơn,
Ngày 20/09/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3556/TCT-DNL về chính sách thuế GTGT,
Ngày 30/8/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 82/2018/TT-BTC bãi bỏ nội dung ví dụ 37 tại điểm a.4 Khoản 10 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng,
Ngày 16/07/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 49275/CT-TTHT về chính sách thuế,
Ngày 03/08/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 54473/CT-TTHT về thuế GTGT đối với khoản tiền bồi thường thiệt hại,
Ngày 28/05/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 34680/CT-TTHT về việc mất hóa đơn liên 2,
Ngày 12/06/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 39989/CT-TTH về thuế GTGT, hóa đơn đối với các hoạt động của ngân hàng,
Ngày 11/05/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 29245/CT-TTHT về thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải quốc tế,
Ngày 11/05/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 29247/CT-TTHT về việc hƣớng dẫn chính sách thuế đối với khoản chi trả chiết khấu thƣơng mại trong 3 năm,
Ngày 07/06/2018 Tổng cục Hải Quan ban hành Công văn số 3186/TCHQ-TXNK về việc khấu trừ thuế GTGT do cơ quan hải quan ấn định,
Ngày 13/03/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 9543/CT-TTHT về việc giải đáp chính sách thuế,
Ngày 24/04/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1546/TCT-CS về phƣơng pháp tính thuế GTGT,
Ngày 16/4/2018, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 829/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình bán lẻ, cấp lẻ hoá đơn,
Ngày 06/03/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 746/TCT-KK về việc trả lời vướng mắc thanh tra sau hoàn thuế GTGT,
Ngày 21/03/2018 Bộ Tài chính ban hành Công văn số 3193/BTC-CST về thuế GTGT và thuế xuất khẩu xi măng,
Ngày 26/03/2018 Cục Thuế TP Hà Nội ban hành Công văn số 11619/CT-TTHT về thuế GTGT đối với hoạt động thuê cơ sở hạ tầng của Doanh nghiệp chế xuất,
Ngày 30/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 414/TCT-KK ngày 30/1/2018 của Tổng cục Thuế về việc khai thuế GTGT,
Ngày 30/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 414/TCT-KK ngày 30/1/2018 của Tổng cục Thuế về việc khai thuế GTGT,
Ngày 05/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 70/TCT-CS về mẫu 06/GTGT,
Ngày 30/01/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 4882/CT-TTHT về thuế suất thuế GTGT và việc sử dụng hóa đơn,
Ngày 18/12/2017 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5778/TCT-KK về việc khai thuế GTGT,
Ngày 10/08/2017 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 7636/CT-TTHT về chính sách thuế,
NỘI DUNG
Công văn số 17480/CT-TT&HT ngày 26 tháng 09 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn lưu trữ hoá đơn điện tử
Công văn số 17480/CT-TT&HT ngày 26/09/2018 của Cục thuế Tỉnh Bình Dương hướng dẫn lưu trữ hóa đơn điện tử như sau:
Trường hợp Công ty nhận được hóa đơn điện tử bản giấy của các Doanh nghiệp khác không ghi dòng chữ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ” thì các hóa đơn trên không phải là hóa đơn điện tử chuyển đổi và không có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
Công ty phải thực hiện lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu bằng cách sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin (ví dụ như: bút nhớ (đĩa flash USB); đĩa CD và DVD; đĩa cứng gắn ngoài; đĩa cứng gắn trong) hoặc thực hiện sao lưu trực tuyến để bảo vệ dữ liệu của hóa đơn điện tử đảm bảo thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Trường hợp Công ty muốn chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế tóan phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
Công văn số 3527/TCT-KK ngày 18 tháng 09 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh
Công văn số 3527/TCT-KK ngày 18/09/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh như sau:
Trường hợp Công ty không kê khai và nộp thuế GTGT của hoạt động thi công lắp đặt vãng lai tại tỉnh Thái Nguyên (địa điểm thi công) mà đã khai, nộp toàn bộ số thuế GTGT phát sinh tại Hà Nội (trụ sở chính) thì:
– Trường hợp nghĩa vụ thuế vãng lai thuộc năm ngân sách chưa quyết toán và Công ty phát sinh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp NSNN tại trụ sở chính bao gồm cả số thuế GTGT phải nộp vãng lai tại tỉnh Thái Nguyên thì Cục thuế TP.Hà Nội có trách nhiệm thông báo cho Công ty, Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên được biết về việc Công ty khai, nộp thuế chưa đúng quy định và yêu cầu Công ty có văn bản đề nghị chuyển số thuế GTGT vãng lai phải nộp tại tỉnh Thái Nguyên nhưng đã nộp tại trụ sở chính để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế GTGT vãng lai tại tỉnh Thái Nguyên nhưng phải đảm bảo nguyên tắc số thuế GTGT đề nghị điều chuyển cho tỉnh Thái Nguyên không lớn hơn số thuế GTGT đã nộp tại trụ sở chính.
– Trường hợp số thuế phải nộp vãng lai tại tỉnh Thái Nguyên đã được Công ty khai, nộp tại trụ sở chính nhưng thuộc năm ngân sách đã được quyết toán thì không thực hiện điều chỉnh lại.
Công văn số 3037/CT-TTHT ngày 21 tháng 09 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với thuế GTGT do cơ quan Hải Quan ấn định
Công văn số 3037/CT-TTHT ngày 21/09/2018 của Cục thuế Tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với thuế GTGT do Cơ quan Hải quan ấn định như sau:
– Trường hợp số thuế GTGT bị truy thu từ các tờ khai nhập khẩu trước ngày 01/01/2014 thì số thuế GTGT này không được kê khai khấu trừ (do đã quá thời hạn 6 tháng). Số thuế GTGT không được khấu trừ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
– Trường hợp số thuế GTGT bị truy thu từ các tờ khai nhập khẩu từ ngày 01/01/2014 thì xử lý như sau:
Đối với thuế GTGT bị ấn định do khai báo hải quan chưa đúng về mã số, thuế suất và trị giá hàng hóa nhập khẩu dẫn đến tính thiếu thuế GTGT phải nộp thì số thuế GTGT đã nộp do cơ quan Hải quan ấn định được kê khai khấu trừ.
Đối với số thuế GTGT ấn định đối với lượng nguyên liệu, vật tư thuộc loại hình nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thực tế cấu thành các thành phẩm xuất khẩu, thì xử lý như sau:
- Trường hợp nguyên phụ liệu tồn thực tế ít hơn tồn theo khai hải quan do Công ty khi xây dựng định mức tiêu hao thấp hơn định mức tiêu hao thực tế sản xuất thì số thuế GTGT bị ấn định nêu trên được kê khai khấu trừ.
- Trường hợp nguyên phụ liệu tồn thực tế ít hơn tồn theo khai hải quan trong khi định mức tiêu hao phù hợp với sản xuất thì Công ty được khai bổ sung khấu trừ thuế GTGT đầu vào do cơ quan hải quan ấn định. Số nguyên phụ liệu thiếu hụt nếu không do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì phải xác định như hàng đã tiêu thụ, phải xác định thuế GTGT đầu ra tương ứng; đồng thời kê khai bổ sung doanh thu tính thuế TNDN.
Công văn số 2711/CT-TTHT ngày 04 tháng 09 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng xuất bị lỗi hỏng
Công văn số 2711/CT-TTHT ngày 04/09/2018 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng xuất bị lỗi hỏng như sau:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng cung cấp hàng hóa với khách hàng, do đặc thù quy trình sản xuất của Bên mua hàng phải sản xuất ra sản phẩm mới phát hiện hàng bị lỗi hỏng nên không thể thu hồi và trả lại hàng hỏng cho Bên bán. Hai bên lập văn bản xác định số hàng lỗi không thể thu hồi, Bên bán xuất hàng bù số hàng hỏng cho Bên mua theo thỏa thuận tại Hợp đồng đã ký. Khi xuất hàng bồi thường, Bên bán phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa; Bên nhận hàng kê khai, khấu trừ thuế GTGT theo quy định.
Chi phí hàng hóa xuất bù Bên bán sau khi trừ trị giá hàng hóa quy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có) số còn lại được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công văn số 2642/CT-HCQTTVAC ngày 24 tháng 08 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn về thời điểm lập hoá đơn điện tử
Công văn số 2642/CT-HCQTTVAC ngày 24/08/2018 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn về thời điểm lập và ký hóa đơn điện tử như sau:
Hóa đơn điện tử phải được lập tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Khi xuất hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, yêu cầu bắt buộc của bên bán hàng là phải tạo lập hóa đơn (hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử). Trường hợp tổ chức, cá nhân xuất hàng hóa bán lưu động, giao hàng hóa theo lô hoặc vận chuyển hàng đến nơi làm thủ tục hải quan thì phải dùng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường.
Do vậy, ngày lập hóa đơn điện tử và ngày ký hóa đơn điện tử phải thực hiện đồng thời cùng với ngày xuất hàng, giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua (hóa đơn điện tử chỉ nhảy số thứ tự hóa đơn sau khi bên bán đã hoàn thành việc ký điện tử).
Cơ quan thuế không chấp nhận việc ngày lập hóa đơn điện tử khác với ngày ký điện tử trên hóa đơn vì đơn vị mua hàng chỉ được kê khai khấu trừ thuế đối với những hóa đơn có đủ chữ ký điện tử và ngày ký điện tử.
Công văn số 2431/CT-TTHT ngày 13 tháng 08 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn lập và sử dụng hoá đơn điện tử như sau
Công văn số 2431/CT-TTHT ngày 13/08/2018 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn về lập và sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
- Về việc miễn chữ ký của người mua trên hóa đơn điện tử:
Hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua. Doanh nghiệp phải có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ với người mua như: hợp đồng kinh tế, biên nhận thanh toán, phiếu thu, hồ sơ chứng từ khác.
- Về chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của người bán trên hóa đơn điện tử chuyển đổi sang giấy:
Trường hợp hóa đơn điện tử được chuyển đổi ra giấy, nếu Thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của Thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên vào tiêu thức người bán hàng và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn chuyển đổi.
- Xử lý sai sót trong quá trình lập hóa đơn điện tử và lập hóa đơn điều chỉnh:
Hóa đơn điện tử đã lập, sau đó phát hiện sai sót thì Công ty phải lập văn bản sai sót có chữ ký của người mua và người bán. Văn bản xác nhận sai sót được lập bằng giấy có chữ ký người mua và người bán. Việc lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
Công văn số 47485/CT-TTHT ngày 09 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT và chi phí sửa chữa văn phòng đi thuê
Theo Công văn số 47485/CT-TTHT ngày 09/07/2018 hướng dẫn:
Trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi phí cải tạo, sửa chữa văn phòng đi thuê phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí cải tạo, sửa chữa lại văn phòng được hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian không quá 3 năm.
Thuế GTGT đầu vào của chi phí cải tạo, sửa chữa văn phòng đi thuê phục vụ sản xuất kinh doanh, Công ty được kê khai khấu trừ nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC, khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Công văn số 48085/CT-TTHT ngày 10 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn hồ sơ giao dịch liên kết đối với các tập đoàn toàn cầu
Công văn số 48085/CT-TTHT ngày 10/07/2018 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn về hồ sơ giao dịch liên kết đối với Tập đoàn toàn cầu như sau:
Trường hợp người nộp thuế có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao trong trường hợp công ty mẹ tối cao của người nộp thuế phải nộp báo cáo này cho cơ quan thuế nước sở tại.
Trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao cho kỳ tính thuế tương ứng với kỳ quyết toán thuế của người nộp thuế, người nộp thuế phải cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao của năm tài chính liền kề trước kỳ tính thuế của người nộp thuế và giải thích lý do bằng văn bản kèm theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao, người nộp thuế phải có văn bản giải thích lý do, căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định pháp luật cụ thể của nước đối tác về việc không cho phép người nộp thuế cung cấp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia hoặc về việc công ty mẹ tối cao tại nước đối tác không thuộc đối tượng phải lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước đó.
Công văn số 1690/TCT-CS ngày 08 tháng 05 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với hoá đơn xuất sai thời điểm
Công văn số 1690/TCT-CS ngày 08/05/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với các hoá đơn xuất sai thời điểm như sau:
Đối với hoá đơn đầu vào do nhà thầu phụ xuất chậm cho Công ty, Cơ quan thuế làm rõ nguyên nhân trên cơ sở thực hiện xác minh tình hình thực tế việc nghiệm thu, bàn giao, thanh toán và xuất hoá đơn GTGT đối với các hạng mục xây dựng, lắp đặt.
Trường hợp nhà thầu phụ đã kê khai, nộp thuế đầy đủ đối với số tiền thuế GTGT tại các hoá đơn GTGT xuất sau điểm nghiệm thu, bàn giao các hạng mục, công trình; số tiền thuế GTGT tại các hoá đơn GTGT nêu trên là thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT của Công ty thì Công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Nhà thầu bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hoá đơn không đúng thời điểm và tính tiền chậm nộp đối với việc chậm nộp tiền thuế.
Công văn số 1406/TCT-DNL ngày 20 tháng 04 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn thực hiện hoá đơn điện tử
Công văn số 1406/TCT-DNL ngày 20/04/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử như sau:
- Về việc gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng:
Doanh nghiệp phải thông báo cho khách hàng về định dạng HĐĐT và phương thức truyền nhận HĐĐT để khách hàng biết và cùng hợp tác thực hiện HĐĐT
HĐĐT của Doanh nghiệp sau khi lập, ký điện tử phải chuyển lên website của Doanh nghiệp để khách hàng tra cứu, xem và tải HĐĐT. Trường hợp khách hàng đăng ký nhận HĐĐT qua email thì thực hiện gửi HĐĐT qua email cho khách hàng.
- Về chữ ký của người mua trên HĐĐT:
Doanh nghiệp lập HĐĐT cho người mua theo quy định, trên HĐĐT không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
- Về chữ ký trên văn bản thỏa thuận trong trường hợp phát hiện sai sót:
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập cho khách hàng sau đó phát hiện sai sót thì Doanh nghiệp và khách hàng được phép lập văn bản xác nhận sai sót bằng giấy có chữ ký người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật về ủy quyền của người mua và người bán. Doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
- Về chuyển đổi hóa đơn điện tử sang giấy:
Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy.
Khách hàng của Doanh nghiệp được sử dụng HĐĐT chuyển đổi này để kê khai, khấu trừ thuế, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và lưu trữ kế toán.
Công văn số 1550/TCT-CS ngày 24 tháng 04 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế đối với chi phí quảng cáo Google, Facebook
Công văn số 1550/TCT-CS ngày 24/04/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn chính sách thuế đối với chi phí quảng cáo trên Facebook và Google như sau:
- Về thuế GTGT:
Trường hợp doanh nghiệp tại Việt Nam thuê đơn vị khác tại Việt Nam thực hiện quảng cáo trên Facebook, Google thì thuế giá trị gia tăng đầu vào của chi phí quảng cáo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
- Về thuế TNDN:
Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh chi phí đăng quảng cáo trên Facebook, Google nếu khoản chi này đáp ứng đủ các điều kiện thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp mang tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định đối với giá trị thanh toán trên 20 triệu đồng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Về chứng từ thanh toán qua ngân hàng, Công ty thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Về thuế nhà thầu:
Về nguyên tắc, trường hợp Google, Facebook (Nhà thầu nước ngoài) ký hợp đồng với Công ty Việt Nam để cung cấp dịch vụ quảng cáo trên ứng dụng Google, Facebook và phát sinh thu thập tại Việt Nam thì Google, Facebook thuộc đối tượng nộp thuế nhà thầu (thuế GTGT, thuế TNDN) tại Việt Nam. Công ty Việt Nam có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài theo quy định.
|
Công văn số 3759/BTC-TCT ngày 02 tháng 04 năm 2018 của Bộ tài chính hướng dẫn thuế GTGT hoạt động xây dựng vãng lai ngoại tỉnh
Công văn số 3759/BTC-TCT ngày 02/04/018 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng vãng lai ngoại tỉnh như sau:
Công ty (có trụ sở chính tại Hà Nội, kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (được áp dụng thuế suất GTGT 0%) tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Công ty không có chi nhánh tại tỉnh, thành phố này) khác nơi đóng trụ sở chính thì Công ty không phải kê khai nộp thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng vãng lai này.
Trường hợp Công ty có hợp đồng xây dựng công trình ở tỉnh khác (Công ty không có chi nhánh tại tỉnh này), hợp đồng có thỏa thuận chủ đầu tư thanh toán toàn bộ giá trị công trình cho Công ty và Công ty xuất hóa đơn GTGT cho toàn bộ công trình; sau đó Công ty có hợp đồng giao lại một số hạng mục công trình cho nhà thầu phụ thực hiện thì Công ty khai và nộp thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng vãng lai này đối với toàn bộ giá trị công trình bàn giao chưa có thuế GTGT.
Công văn số 642/TCT-KK ngày 26 tháng 02 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với chi nhánh
Trường hợp Chi nhánh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đã đăng ký kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại Cơ quan thuế quản lý Chi nhánh thì Chi nhánh thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Chi nhánh khi mua hàng hóa có hóa đơn GTGT hợp pháp nhưng Công ty mẹ trực tiếp thanh toán cho người bán hàng, việc thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và hàng hóa mua vào đáp ứng điều kiện và nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì Chi nhánh được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
|
Công văn số 5979/TCT-TNCN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi và số thuế đã nộp ở nước ngoài
Theo Công văn số 5979/TCT-TNCN ngày 29/12/2017 hướng dẫn:
Trường hợp cá nhân người nước ngoài trong năm 2012 được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, có thu nhập không bao gồm thuế, nhận được tại Công ty mẹ và Công ty con, trong năm cá nhân người nước ngoài được công ty mẹ tại Nhật khấu trừ vào thu nhập không bao gồm thuế để đóng thuế cư trú tại Nhật thì thu nhập thực nhận làm căn cứ quy đổi của cá nhân người nước ngoài là thu nhập không bao gồm thuế mà cá nhân người nước ngoài nhận được trong năm từ Công ty mẹ tại Nhật Bản và Công ty con ở Việt Nam.
Trường hợp cá nhân người nước ngoài phát sinh số tiền thuế cư trú và được Công ty tại Nhật khấu trừ vào thu nhập nhận được (thu nhập không bao gồm thuế) tại Nhật Bản hàng tháng thì số tiền thuế cư trú cá nhân người nước ngoài được trừ trong năm 2012 theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế giữa Chính phủ nước Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là số tiền thuế cư trú cá nhân người nước ngoài đóng tại Nhật Bản hàng tháng từ tháng 1 đến tháng 12 trong năm 2012.
Công văn số 14848/CT-TT&HT về chính sách thuế
Ngày 04/09/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 14848/CT-TT&HT về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty đã nộp số thuế GTGT bị cơ quan Hải quan ấn định tại khâu nhập khẩu theo Quyết định lý do khai sai hồ sơ thanh khoản, hồ sơ hoàn thuế/ không thu và hồ sơ miễn thuế thì được kê khai, khấu trừ nếu đáp ứng quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT tại Điều15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
Công văn số 17618/CT-TT&HT về chi phí quà tặng
Ngày 28/09/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 17618/CT-TT&HT về chi phí quà tặng. Nội dung cụ thể như sau:
– Trường hợp Công ty có thực hiện các chương trình quà tặng đi kèm các dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng được quy định rõ trong hợp đồng hoặc quy chế cụ thể đối với khoản tiền hỗ trợ tài chính, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại cho khách hàng thì:
+ Trường hợp Công ty đăng ký hỗ trợ khách hàng bằng tiền thì giá tính thuế GTGT được xác định bằng không (tức là không phải kê khai nộp thuế GTGT). Căn cứ mục đích chi Công ty lập chứng từ chi tiền để ghi nhận chi phí.
+ Trường hợp Công ty có đăng ký chương trình khuyến mãi bằng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì Công ty thực hiện xuất hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ.
+ Ngoài ra, nếu khách hàng là cá nhân thì phải thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân khấu trừ tại nguồn theo quy định.
- Việc hạch toán chi phí và khấu trừ thuế thực hiện như sau:
+ Nếu quà tặng khách hàng nhận trực tiếp từ nhà phân phối:
Nợ TK 641, 642
Nợ TK 133
Có TK111, 112, 331
Có TK 3331
+ Nếu mua quà tặng về nhập kho và sau đó mới trao tặng khách hàng:
Khi nhập kho:
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Khi xuất tặng khách hàng:
Nợ TK 641, 642
Có TK152, 153, 156
Có TK 3331
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Ngày 12/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ. Nội dung nổi bật của Nghị định được thể hiện như sau:
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất là 01/11/2020.
Việc sử dụng hóa đơn của các cơ sở kinh doanh từ 01/11/2018 đến 01/11/2020 được thực hiện như sau:
– Cơ sở kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã hoặc đã đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng;
– Cơ sở kinh doanh mới thành lập chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế (hóa đơn giấy) theo quy định;
– Cơ sở kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn giấy trước 01/11/2018 thì tiếp tục sử dụng đến hết 01/11/2020;
Cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn giấy phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng tờ khai thuế GTGT để cơ quan thuế đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2018.
Công văn số 13120/CT-TT&HT về việc lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT đối với hàng mẫu
Ngày 02/08/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 13120 /CT-TT&HT về lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT đối với hàng mẫu. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có chương trình gửi hàng mẫu cho khách hàng xem, đánh giá chất lượng và không thu tiền, nếu giá trị hàng mẫu không thu tiền trên 100 triệu đồng và có thông báo đến Sở Công Thương thì Công ty phải lập hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo. Trường hợp Công ty gửi hàng mẫu cho khách hàng có giá trị trên 100 triệu đồng nhưng không gửi thông báo đến Sở Công Thương thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT tính thuế GTGT như hàng hóa bán ra thông thường.
Công văn số 14710/CT-TT&HT về ghi nhận doanh thu của DNCX
Ngày 30/08/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 14710/CT-TT&HT về ghi nhận doanh thu của DNCX. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất bán khuôn cho khách hàng tại Nhật và được khách hàng Nhật chỉ định Công ty giữ lại để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm khác từ khuôn này bán lại cho khách hàng Nhật là hoạt động kinh doanh chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam và không phải làm thủ tục hải quan nên thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế của hoạt động này là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Công văn số 54475/CT-TTHT về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định
Ngày 03/08/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 54475/CT-TTHT về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất bán thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) đã qua sử dụng vào thị trường nội địa, Công ty đã nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT khâu nhập khẩu theo hình thức chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa với cơ quan hải quan thì đề nghị Công ty thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC để được cấp 01 hóa đơn GTGT lẻ xuất giao cho doanh nghiệp nội địa khi bán thanh lý TSCĐ. Số thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động thanh lý TSCĐ được xác định bằng (=) số thuế GTGT ghi trên hóa đơn lẻ bán thanh lý TSCĐ trừ (-) số thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu khi chuyển đổi mục đích sử dụng.
Công văn số 54152/CT-TTHT về việc xử lý số thuế ấn định tăng thêm đối với hàng hóa nhập khẩu
Ngày 02/08/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 54152/CT-TTHT về việc xử lý số thuế ấn định tăng thêm đối với hàng hóa nhập khẩu. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty vi phạm quy định về khai thuế theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP, không thuộc các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP dẫn đến phát sinh số thuế nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào tăng thêm của hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan Hải quan thì:
– Về thuế GTGT: Công ty được kê khai, khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan Hải quan nếu đáp ứng quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.
– Về thuế TNDN: Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan Hải quan nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.
Đối với số tiền nộp phạt về hành vi vi phạm hành chính (khai thiếu khoản phải cộng vào trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, khai sai mã số hàng hóa, thuế suất hàng nhập khẩu dẫn đến thiếu số thuế phải nộp) và số tiền chậm nộp phạt (nếu có), công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Công văn số 2781/TCT-KK về việc khai thuế GTGT
Ngày 13/07/2018, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2781/TCT-KK về việc khai thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
– Trường hợp Công ty nhận được hóa đơn GTGT đầu vào từ các nhà cung cấp trong tháng 01/2018 thì Công ty phải khai vào chỉ tiêu giá trị [23] và thuế GTGT [24] của hàng hóa, dịch vụ mua vào tại tờ khai 01/GTGT kỳ tính thuế tháng 01/2018.
Nếu Công ty nhận thấy hóa đơn GTGT nếu trên chưa đủ điều kiện khấu trừ thuế do chưa đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định thì Công ty loại trừ số thuế GTGT ghi trên các hóa đơn nêu trên khi tổng hợp khai chỉ tiêu tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [25] tại tờ khai 01/GTGT kỳ tính thuế tháng 01/2018.
Đến tháng 03/2018 Công ty có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của hóa đơn GTGT nêu trên thì Công ty khai số thuế GTGT ghi trên các hóa đơn nêu trên vào chỉ tiêu điều chỉnh tăng thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước [38] tại Tờ khai 01/GTGT kỳ tính thuế tháng 03/2018.
– Trường hợp Công ty nhận được hóa đơn GTGT đầu vào từ các nhà cung cấp trong tháng 01/2018 nhưng không tổng hợp khai vào chỉ tiêu giá trị [23] và thuế GTGT [24] của hàng hóa, dịch vụ mua vào tại tờ khai 01/2018 kỳ tính thuế tháng 01/2018, mà tổng hợp khai vào Tờ khai thuế GTGT kỳ tính thuế tháng 3/2018 thì Công ty chỉ được khấu trừ, hoàn thuế GTGT liên quan đến hóa đơn GTGT này nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền chưa công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở công ty đối với kỳ tính thuế tháng 01/2018.
Công văn số 47485/CT-TTHT về việc khấu trừ thuế GTGT và chi phí sửa chữa văn phòng đi thuê
Ngày 09/07/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 47485/CT-TTHT về việc khấu trừ thuế GTGT và chi phí sửa chữa văn phòng đi thuê. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi phí cải tạo, sửa chữa văn phòng đi thuê phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí cải tạo, sửa chữa lại văn phòng được hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian không quá 3 năm.
Thuế GTGT đầu vào của chi phí cải tạo, sửa chữa văn phòng đi thuê phục vụ sản xuất kinh doanh, Công ty được kê khai khấu trừ nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ tài chính nêu trên.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng kiểm tra thuế ố 3 để được hướng dẫn.
Công văn số 2171/TCT-CS trả lời chính sách thuế GTGT.
Ngày 4/6/2018, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2171/TCT-CS trả lời chính sách thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp công ty cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ cho khách hàng ở nước ngoài và máy chủ được đặt tại công ty (Việt Nam) thì dịch vụ này không được coi là dịch vụ xuất khẩu và thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
Công văn số 2233/TCT-CS trả lời chính sách thuế GTGT.
Ngày 5/6/2018, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2233/TCT-CS trả lời chính sách thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Từ ngày 01/7/2016 đến trước ngày 01/02/2018, sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản thì thuộc đối tượng tính tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
Từ ngày 01/02/2018, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ, sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
Công văn số 2301/TCT-CS về chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Ngày 11/6/2018, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 2301/TCT-CS về việc hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu của Doanh nghiệp xuất khẩu. Nội dung cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên thì chỉ có “trường hợp phía nước ngoài (bên nhập khẩu) ủy quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán; bên thứ ba yêu cầu tổ chức ở Việt Nam (bên thứ tư) thanh toán bù trừ công nợ với bên thứ ba bằng việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền bên nhập khẩu phải thanh toán cho cơ sở kinh doanh Việt Nam xuất khẩu” mới được coi là thanh toán qua ngân hàng và được chấp thuận khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu.
Trường hợp Doanh nghiệp xuất khẩu xuất 1 lô hàng trị giá bằng ngoại tệ USD cho đối tác nước ngoài, lô hàng đã thực xuất và được thông quan, việc thanh toán được bên nhập khẩu là đối tác nước ngoài ủy quyền cho bên thứ ba là Ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan tại Việt Nam thanh toán cho bên xuất khẩu là Doanh nghiệp xuất khẩu theo thỏa thuận tại Phụ lục hợp đồng giữa hai bên thì hình thức thanh toán này là chưa phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
Công văn số 2453/TCT-CS về hoàn thuế GTGT.
Ngày 20/06/2018, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 2453/TCT-CS về hoàn thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại tiết 3 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về các trường hợp không được hoàn thuế GTGT (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016);
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu (có hiệu lực từ ngày 01/02/2018);
Căn cứ quy định trên, từ ngày 01/07/2016 đến trước ngày 01/02/2018, trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì không thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT.
Công văn số 37322/CT-TTHT về chính sách thuế GTGT đối với hoạt động cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất.
Ngày 4/6/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 37322/CT-TTHT về chính sách thuế GTGT đối với hoạt động cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng, nếu dịch vụ tiêu dùng trong khu phi thuế quan và đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì được áp dụng thuế suất GTGT 0% theo quy định.
Trường hợp Công ty cung cấp cho khách hàng các dịch vụ: Quan hệ với phương tiện truyền thông, theo dõi và báo cáo về các phương tiện truyền thông để quản lý việc quảng bá hình ảnh; PR các sự kiện và kiểm soát thông tin về khách hàng tại các phương tiện truyền thông ở Việt Nam thì các dịch vụ này được thực hiện và tiêu dùng tại Việt Nam (ngoài khu phi thuế quan) thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 10%.
Công văn số 8811/CT-TTHT về khoản thanh toán trước khi thành lập Công ty
Ngày 15/5/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 8811/CT-TTHT về khoản thanh toán trước khi thành lập Công ty. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp trước khi thành lập, Công ty ký hợp đồng thuê đất với Công ty cho thuê đất, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận khoản tiền đặt cọc thuê đất Công ty được ủy quyền cho bên thứ ba (Chủ đầu tư) thanh toán chuyển khoản vào tài khoản Công ty cho thuê đất mở tại ngân hàng thì Công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với số thuế GTGT trên hóa đơn về khoản tiền đặt cọc trên do Công ty cho thuê đất xuất cho Công ty. Việc Công ty muốn ghi nhận số tiền đặt cọc này thành khoản tiền góp vốn của Chủ đầu tư là không đúng quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng nhà nước. Đề nghị Công ty liên hệ Ngân hàng nhà nước để được hướng dẫn cụ thể.
Công văn số 9467/CT-TTHT về thủ tục bán sản phẩm của DNCX vào nội địa
Ngày 23/5/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 9467/CT-TTHT về thủ tục bán sản phẩm của DNCX vào nội địa. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất khi bán sản phẩm do Công ty sản xuất ra vào thị trường nội địa thì Công ty phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại, hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp địa nội là hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, do đó Công ty phải liên hệ cơ quan hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ và khi xuất bán Công ty sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
– Các khoản thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, đề nghị Công ty liên hệ với Cơ quan hải quan để được hướng dẫn cụ thể.
– Trường hợp Doanh nghiệp nội địa khi mua hàng hóa của DNCX thì phải liên hệ Cơ quan hải quan để làm thủ tục nhập khẩu, kê khai nộp thuế nhập khẩu và các khoản thuế phát sinh khác: thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
Công văn số 9645/CT-TTHT về hóa đơn đối với hàng mẫu
Ngày 25/5/2018, Cục thuế Tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 9645/CT-TTHT về hóa đơn đối với hàng mẫu. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty xuất thành phẩm do Công ty sản xuất cho bộ phận R&D để nghiên cứu sản phẩm mới và xuất cho bộ phận QC gửi đi các trung tâm phân tích mẫu thì Công ty lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ, Công ty không phải xuất hóa đơn theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và không phải tính, nộp thuế GTGT theo quy tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.
Đối với hoạt động sử dụng thành phẩm do Công ty sản xuất trong hội thảo giới thiệu sản phẩm tới khách hàng (hội thảo được tổ chức trong và ngoài Công ty), xuất cho khách hàng và nhân viên Công ty dùng thử Công ty phải xuất hóa đơn theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, nếu các hoạt động sử dụng hàng mẫu trên đã được đăng ký và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì giá tính thuế GTGT đối với hàng mẫu xác định bằng 0, trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì tính thuế GTGT như xuất bán hàng hoá cho khách hàng.
Công văn số 1992/TCT-CS về chính sách thuế GTGT
Ngày 24/5/2018, Tổng Cục Thuế đã ban hành Công văn số 1992/TCT-CS về chính sách thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng, nếu dịch vụ tiêu dùng trong khu phi thuế quan và đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì được áp dụng thuế suất GTGT 0% theo quy định.
Trường hợp Công ty cung cấp cho khách hàng các dịch vụ: Quan hệ với các phương tiện truyền thông, theo dõi và báo cáo về các phương tiện truyền thông để quản lý việc quảng bá hình ảnh, PR các sự kiện và kiểm soát thông tin về khách hàng tại các phương tiện truyền thông ở Việt Nam thì các dịch vụ này được thực hiện và tiêu dùng tại Việt Nam (ngoài khu phi thuế quan) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10%.
Công văn số 14676/CT-TTHT về chính sách thuế
Ngày 4/4/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 14676/CT-TTHT trả lời về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty nhận được khoản tiền tài trợ từ Công ty mẹ tại nước ngoài về hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khoản tài trợ này không kèm theo dịch vụ sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo cho Công ty mẹ thì Công ty không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Khi nhận tiền tài trợ, Công ty hạch toán vào thu nhập khác theo quy định tại Khoản 15 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
+ Trường hợp, Công ty nhận tiền tài trợ từ công ty mẹ để thực hiện các dịch vụ sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải lập hóa đơn, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Công văn số 1549/TCT-CS về chính sách thuế GTGT
Ngày 24/4/2018, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 1549/TCT-CS về việc hoàn thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Về nguyên tắc: Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Cục Thuế tỉnh Nam Định căn cứ vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp đối chiếu với vốn điều lệ ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế đối với dự án đầu tư để xử lý việc hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính.
Công văn số 8382/CT-TTHT về hướng dẫn chính sách thuế GTGT và hóa đơn
Ngày 5/3/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 8382/CT-TTHT hướng dẫn chính sách thuế GTGT và hóa đơn. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất có phát sinh hoạt động chuyển nhượng hợp đồng thuê đất và nhà xưởng trên đất cho Công ty nội địa, nếu hoạt động chuyển nhượng này phù hợp với quy định của Pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì:
– Về thuế GTGT: Hoạt động chuyển nhượng nêu trên thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%.
– Về hóa đơn: Trường hợp Công ty không có hóa đơn GTGT thì đề nghị Công ty liên hệ với Cục thuế Thành phố Hà Nội để được cấp 01 hóa đơn lẻ là hóa đơn GTGT để Công ty lập và giao cho Công ty nội địa. Công ty phải thực hiện nộp thuế trước khi Cục thuế Thành phố Hà Nội cấp hóa đơn lẻ.
– Về thuế TNDN: Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm Công ty bàn giao bất động sản (nhà xưởng) cho Công ty nội địa.
Công văn số 10384/CT-TTHT về lập hóa đơn GTGT đối với khoản chi hộ khách hàng
Ngày 19/3/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 10384/CT-TTHT về lập hóa đơn GTGT đối với khoản chi hộ khách hàng. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng dịch vụ đại lý hàng hải với khách hàng, trong hợp đồng thỏa thuận với khách hàng nhận chi hộ các khoản chi phí phát sinh tại cảng như: Phí, lệ phí hàng hải, phí kiểm định…thì khi chi trả các khoản chi phí này, các nhà cung cấp phải lập hóa đơn, ghi tên và mã số thuế của khách hàng, Công ty không kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hàng hóa mang tên khách hàng. Khi thu lại số tiền chi hộ, Công ty không phải lập hóa đơn, chỉ lập chứng từ thu theo quy định.
Trường hợp, các nhà cung cấp đã lập hóa đơn ghi tên, mã số thuế của Công ty, thì Công ty đề nghị nhà cung cấp thu hồi hóa đơn đã lập để lập lại hóa đơn mang tên khách hàng thuê Công ty chi hộ. Trường hợp, Công ty và khách hàng không thực hiện thu hồi hóa đơn đã lập thi khi thu lại tiền Công ty phải lập hóa đơn GTGT, tính thuế GTGT theo quy định.
Công văn số 12423/CT-TTHT về chi phí trả hộ và điều kiện ghi nhận
Ngày 29/3/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 12423/CT-TTHT về chi phí trả hộ và điều kiện ghi nhận. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp trước khi thành lập công ty các sáng lập viên của công ty có văn bản ủy quyền cho Chủ đầu tư của Công ty và một công ty khác tại Việt Nam (gọi tắt là các tổ chức được ủy quyền) thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì với các hóa vị mua hàng) và được coi là chứng từ hợp lý, hợp lệ để hạch toán vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu các hóa đơn này đáp ứng đủ điều đơn mua hàng mang tên tổ chức được ủy quyền, Công ty không phải điều chỉnh hóa đơn (thông tin đơn kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo các hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức được ủy quyền theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Công ty phải thực hiện thanh toán cho tổ chức được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.
Trường hợp chủ đầu tư của Công ty tại nước ngoài không kinh doanh tại Việt Nam hoặc không phát sinh thu nhập tại Việt Nam và không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC nêu trên thì không phải nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam.
Công văn số 536/TCT-CS về chính sách thuế GTGT
Ngày 09/02/2018, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 536/TCT-CS về chính sách thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài qua website của Công ty; việc giao kết hợp đồng trên website tuân thủ theo hướng dẫn tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử; Công ty có chứng từ chứng minh khách hàng ở nước ngoài thanh toán cho Công ty theo hình thức không dùng tiền mặt; nếu Công ty có dữ liệu xác định dịch vụ của Công ty cung cấp được tiêu dùng ngoài Việt Nam (khách hàng ở nước ngoài xác định theo địa chỉ IP của máy tính khách hàng truy cập vào đơn hàng để lấy mã số của thẻ) thì thuộc trường hợp áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Công văn số 3539/CT-TT&HT về lập hóa đơn đối với hàng mẫu
Ngày 22/02/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 3539/CT-TT&HT về lập hóa đơn đối với hàng mẫu. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có chương trình gửi hàng mẫu cho khách hàng dùng thử không thu tiền theo quy định của Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì Công ty phải lập hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo. Trường hợp chương trình gửi hàng mẫu cho khách hàng không theo quy định của Luật Thương mại về xúc tiến thương mại thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT, tính thuế GTGT như hàng hóa bán ra.
Công văn số 318/TCT-CS về hoàn thuế GTGT
Ngày 19/01/2018, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 318/TCT-CS về hoàn thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước, Công ty hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào khi sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nếu sau khi bù từ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, (số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước được xác định bằng số thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước của kỳ hoàn thuế trừ đi số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước của kỳ hoàn thuế và số thuế GTGT còn được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong nước kỳ trước chuyển sang). Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Công văn số 79335/CT-TTHT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn trích trước chi phí lãi vay
Công văn số 79335/CT-TTHT ngày 08/12/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn thuế TNDN đối với việc trích trước chi phí lãi vay như sau:
Trường hợp Công ty ký kết hợp đồng vay vốn với Công ty nước ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đó, lần thanh toán lãi vay đợt 1 của Công ty vào tháng 4/2017; tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2016 (31/12/2016) Công ty đã trích trước phần chi phí lãi vay phải trả của năm 2016 tính đến ngày 31/12/2016 vào chi phí năm 2016 và đến tháng 4/2017 Công ty đã thanh toán chi phí lãi vay theo đúng kỳ hạn thì khoản chi phí lãi vay Công ty đã trích trước được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2016 nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC đồng thời đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Trường hợp đến thời điểm quyết toán thuế TNDN năm 2016 Công ty đã loại bỏ khoản lãi vay phát sinh của năm 2016 ra khỏi chi phí được trừ năm 2016 (tại thời điểm quyết toán khoản chi phí lãi vay vẫn chưa đến kỳ hạn thanh toán) thì Công ty thực hiện khai điều chỉnh hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Công văn số 79331/CT-TTHT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế GTGT khi nhận tiền hỗ trợ
Công văn số 79331/CT-TTHT ngày 08/12/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn thuế GTGT khi nhận tiền hỗ trợ như sau:
Khi nhận tiền hỗ trợ của đối tác để chi trả chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, Công ty không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với khoản tiền hỗ trợ nhận được. Công ty khi nhận khoản tiền hỗ trợ thì lập chứng từ thu theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Trường hợp đối tác thanh toán cho Công ty một khoản tiền hỗ trợ để thực hiện hoạt động quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của đối tác, các chương trình khuyến mãi thì khi nhận khoản tiền hỗ trợ này Công ty có trách nhiệm lập hóa đơn GTGT và kê khai nộp thuế theo quy định.
Công văn số 5483/TCT-DNL ngày 28 tháng 11 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn lập hoá đơn tặng quà cho khách hàng
Theo Công văn số 5483/TCT-DNL ngày 28/11/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn:
Khi tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ, tết, hội nghị khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập hóa đơn, tính kê khai nộp thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng. Trường hợp Công ty có phát sinh việc tặng quà cho khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối mỗi ngày Công ty lập chung một hóa đơn GTGT ghi số tiền thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định (không phân biệt giá trị quà tặng trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng).
Công văn số 5018/TCT-CS ngày 30 tháng 10 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT đối với hoạt động gia công sơ chế thuỷ, hải sản
Công văn số 5018/TCT-CS ngày 30/10/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn thuế GTGT đối với hoạt động gia công sơ chế thủy, hải sản như sau:
Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (nhận ghẹ nguyên liệu à luộc à gỡ thịt à ướp lạnh) thì doanh thu dịch vụ thu được (không bao gồm giá trị nguyên vật liệu) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%
Công văn số 68917/CT-TTHT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy
Công văn số 68917/CT-TTHT ngày 23/10/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy như sau:
Trường hợp Công ty có nhu cầu chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông thì Công ty yêu cầu người bán hàng hóa cung cấp hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy (chỉ được chuyển đổi một (01) lần). Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Công văn số 4748/TCT-CS ngày 13 tháng 10 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT đối với dự án sản xuất sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản
Công văn số 4748/TCT-CS ngày 13/10/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn thuế GTGT đối với doanh nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản (có nguồn gốc trong nước) đã chế biến thành sản phẩm khác như sau:
Doanh nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản (có nguồn gốc trong nước) đã chế biến thành sản phẩm khác thì phải xác định tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất căn cứ vào phương án đầu tư khi chưa có báo cáo quyết toán thuế năm trước. Tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu không thuộc đối tượng phải tính trị giá tài nguyên, khoáng sản. Về nguyên tắc, việc xác định tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm do doanh nghiệp tự xác định và tự chịu trách nhiệm.
Công văn số 4151/TCT-CS ngày 13 tháng 09 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế suất thuế GTGT mặt hàng đậu nành
Công văn số 4151/TCT-CS ngày 13/09/2017 hướng dẫn thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng đầu nành biến đổi gen nhập khẩu như sau:
Mặt hàng đậu nành là sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế.
Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua về bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai tính nộp thuế GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm này cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT ở mức thuế suất 5%.
Công văn số 58897/CT-TTHT ngày 29 tháng 08 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn hoạt động chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp chế xuất
Công văn số 58897/CT-TTHT ngày 29/08/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn về việc khai thuế, thuế suất thuế GTGT, TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp chế xuất như sau:
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất có phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản (chuyển nhượng căn hộ chung cư) cho cá nhân khác, nếu hoạt động chuyển nhượng này phù hợp với quy định của Pháp luật thì:
– Về thuế GTGT:
+ Hoạt động chuyển nhượng nêu trên thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%.
+ Giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
– Về thuế TNDN:
+ Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng doanh thu thu được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trừ giá vốn của bất động sản và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 17 Chương V Thông tư 78/2014/TT-BTC.
+ Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là 20%
+ Công ty thực hiện kê khai thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC.
– Về hóa đơn: Trường hợp Công ty không có hóa đơn GTGT thì Công ty liên hệ với Cơ quan thuế quản lý để được cấp 01 hóa đơn lẻ là hóa đơn GTGT để Công ty lập và giao cho bên mua căn hộ. Công ty phải thực hiện nộp thuế trước khi Cơ quan thuế quản lý cấp hóa đơn lẻ. Công ty không phải kê khai thuế GTGT của hoạt động này theo mẫu 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Công văn số 58965/CT-TTHT ngày 29 tháng 08 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn lập hoá đơn đối với hoạt động chuyển nhượng vốn
Công văn số 58965/CT-TTHT ngày 29/08/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn lập hóa đơn đối với hoạt động chuyển nhượng vốn như sau:
Trường hợp Công ty A có phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn cho Công ty B, theo đúng quy định pháp luật thì Công ty A phải lập hóa đơn theo đúng quy định. Trường hợp Công ty A lập hóa đơn muộn thì Công ty A sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi lập hóa đơn không đúng thời điểm quy định của pháp luật.
Công văn số 3840/TCT-CS ngày 24 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đã nộp thay cho nhà thầu nước ngoài
Công văn số 3840/TCT-CS ngày 24/08/2017 hướng dẫn việc khấu trừ thuế GTGT đối với khoản thuế nộp thay cho nhà thầu nước ngoài như sau:
Trường hợp Công ty có sử dụng dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam của một công ty nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, Công ty đã nộp thuế GTGT và thuế TNDN thay cho nhà thầu nước ngoài, nếu các khoản chi phí dịch vụ này không được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế do không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì Công ty không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đã nộp thay cho nhà thầu nước ngoài.
Công văn số 51187/CT-TTHT ngày 31 tháng 07 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu
Công văn số 51187/CT-TTHT ngày 31/07/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu như sau:
Công ty mua hàng hóa do các doanh nghiệp khác nhập khẩu sau đó bán lại Công ty thì khi xuất khẩu (bao gồm bán hàng vào khu chế xuất) thuộc trường hợp hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu để xuất khẩu, Công ty không được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Điểm 4b Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Công văn số 3581/TCT-CS ngày 11 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế góp vốn bằng tài sản
Theo Công văn số 3581/TCT-CS hướng dẫn về việc góp vốn bằng tài sản như sau:
Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật thì thuộc các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Tài sản khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản và không xuất hóa đơn GTGT.
Công văn số 3541/TCT-KK ngày 09 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn xử lý nghĩa vụ thuế của chi nhánh chấm dứt hoạt động
Công văn số 3541/TCT-KK ngày 09/08/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn xử lý nghĩa vụ thuế của Chi nhánh chấm dứt hoạt động như sau:
Trường hợp Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc Công ty, khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động thì:
– Về thuế GTGT: số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết của Chi nhánh tính đến thời điểm Chi nhánh chấm dứt hoạt có thể được chuyển về cho Công ty để tiếp tục theo dõi khấu trừ.
– Về thuế TNDN: Trường hợp Chi nhánh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) thì Công ty thực hiện kê khai quyết toán thuế TNDN với Cơ quan thuế quản lý Công ty, nếu phát sinh số thuế TNDN phải nộp thì Công ty có trách nhiệm phân bổ số thuế phải nộp tương ứng phần phát sinh tại Chi nhánh để nộp phân bổ cho Cơ quan thuế quản lý chi nhánh
Công văn số 3540/TCT-KK ngày 09 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn các hoạt động không phải nộp thuế GTGT vãng lai
Tổng cục thuế ban hành Công văn số 3540/TCT-KK ngày 09/8/2017 hướng dẫn quản lý thu thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lại ngoại tỉnh như sau:
Các hoạt động như: hoạt động vệ sinh; hoạt động bảo vệ và trông giữ xe là hoạt động dịch vụ, không phải là hoạt động xây dựng, lắp đặt, không phải là hàng hóa nên không thuộc diện phải kê khai nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh.
Hoạt động cung cấp và thi công cải tạo vỉa hè là hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng nên thuộc diện phải kê khai nộp thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh.
Trường hợp người mua thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, có mua hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp ngoại tỉnh và có đủ hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ thì được kê khai, khấu trừ thuế theo quy định. Việc các doanh nghiệp ngoại tỉnh có liên quan không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh (nếu có) không thuộc trách nhiệm của người mua.
Công văn số 3127/TCT-KK ngày 14 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn điều chỉnh hoá đơn ghi sai thuế suất
Công văn số 3127/TCT-KK hướng dẫn việc điều chỉnh hóa đơn ghi sai thuế suất như sau:
Trường hợp Công ty đã xuất hóa đơn và giao hàng hóa cho bên mua. Bên bán và bên mua đã thực hiện kê khai thuế GTGT theo quy định. Sau đó phát hiện sai sót thì bên bán và bên mua thực hiện như sau:
– Lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót
– Lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
– Căn cứ hóa đơn xuất điều chỉnh bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh vào kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn điều chỉnh.
Công văn số 3235/TCT-CS ngày 20 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh
Công văn số 3235/TCT-CS hướng dẫn chứng từ sử dụng để phân chia lợi nhuận cho các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng không thành lập pháp nhân, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và đã kê khai toàn bộ nghĩa vụ thuế GTGT của hoạt động hợp tác thì khi phân chia doanh thu và chi phí không bao gồm thuế GTGT, các bên không phải lập hóa đơn mà lập chứng từ thu, chi và không phải kê khai trên tờ khai thuế GTGT.
Công văn số 2956/TCT-CS ngày 05 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn về thủ tục thuế khi thay đổi trụ sở
Công văn số 2956/TCT-CS ngày 05/07/2017 hướng dẫn về thủ tục thuế khi thay đổi trụ sở như sau:
- Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế:
Khi thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Người nộp thuế có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trước theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, bao gồm:
– Nộp đủ số tiền thuế còn nợ
– Đề nghị hoàn số tiền thuế nộp thừa (trừ thuế thu nhập cá nhân)
– Thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết thuộc diện hoàn thuế theo quy định (hoặc đề nghị cơ quan thuế xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết để làm căn cứ chuyển cơ quan thuế quản lý mới tiếp tục theo dõi)
– Không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm
Người nộp thuế nộp hồ sơ thay đổi thông tin theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 95/2016/TT-BTC, sau đó cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi thực hiện đối chiếu nghĩa vụ đến thời điểm thay đổi địa chỉ trụ sở với người nộp thuế chậm nhất không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của doanh nghiệp.
- Sử dụng hóa đơn khi có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng thì thực hiện như sau:
+ Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi.
+ Đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn, gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến và được sử dụng ngay hóa đơn.
Công văn số 2301/TCT-CS ngày 01 tháng 06 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT mặt hàng bã vỏ hạt điều
Theo Công văn số 2301/TCT-CS hướng dẫn:
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua vỏ hạt điều về ép để lấy dầu điều và thu được phế phẩm là bã vỏ hạt điều (hay xác bã dầu điều) thì khi bán sản phẩm bã vỏ hạt điều (hay xác bã dầu điều) cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Công văn số 2179/TCT-CS ngày 24 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn tính thuế GTGT hàng khuyến mại
Theo Công văn số 2179/TCT-CS hướng dẫn:
Trường hợp Công ty thực hiện khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ và bán xe ô tô có giảm giá bằng cách bán hàng với giá thấp hơn giá bán trước đó cho khách hàng vượt thời gian theo chương trình khuyến mại đã thông báo hoặc chương trình khuyến mại không thông báo, đăng ký với Sở Công thương (kể cả trường hợp khuyến mại hộ, khuyến mại theo ủy quyền thông qua nhà phân phối hoặc đại lý, đơn vị bán hàng …) thì Công ty phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tăng, cho.Theo Công văn số 2179/TCT-CS hướng dẫn:
Trường hợp Công ty thực hiện khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ và bán xe ô tô có giảm giá bằng cách bán hàng với giá thấp hơn giá bán trước đó cho khách hàng vượt thời gian theo chương trình khuyến mại đã thông báo hoặc chương trình khuyến mại không thông báo, đăng ký với Sở Công thương (kể cả trường hợp khuyến mại hộ, khuyến mại theo ủy quyền thông qua nhà phân phối hoặc đại lý, đơn vị bán hàng …) thì Công ty phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tăng, cho.
Công văn số 2181/TCT-CS ngày 24 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế GTGT thức ăn chăn nuôi và sản phẩm trồng trọt
Công văn số 2181/TCT-CS ngày 24/5/2017 hướng dẫn thuế GTGT đối với thức ăn chăn nuôi và sản phẩm trồng trọt như sau:
– Sản phẩm cám mì viên, cám mì bột, bã đậu nành là sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào của dịch vụ sử dụng cho hoạt động thương mại của hàng hóa không chịu thuế thì không được kê khai khấu trừ.
– Sản phẩm bắp hạt, hạt đậu nành (không phân biệt có dùng làm TĂCN hay không) là sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường do doanh nghiệp, hợp tác xã thì thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại. Thuế GTGT đầu vào của dịch vụ sử dụng cho hoạt động thương mại của các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT được kê khai, khấu trừ theo quy định.
– Về việc phân bổ thuế GTGT: Công ty khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động kinh doanh hàng hóa chịu thuế 0% (mặt hàng cà phê xuất khẩu), mặt hàng không phải kê khai, tính thuế GTGT (sản phẩm bắp hạt và hạt đậu nành) và hàng hóa không chịu thuế GTGT (cám mì viên, cám mì bột, bã đậu nành) và không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì Công ty chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Công văn số 1686/TCT-CS ngày 27 tháng 04 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo Công văn số 1686/TCT-CS hướng dẫn:
Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia doanh thu và chi phí đã bao gồm thuế GTGT thì Công ty và đơn vị hợp tác khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đơn vị được chọn để điều hành hoạt động hợp tác, thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thuế GTGT của hoạt động hợp tác phải lập hóa đơn giao cho khách hàng sử dụng dịch vụ và kê khai thuế GTGT theo quy định.
Khi nhận phần doanh thu được chia từ đối tác của hợp đồng hợp tác kinh doanh nêu trên, bên được chia doanh thu lập hóa đơn GTGT theo quy định (trên hóa đơn ghi số doanh thu và thuế GTGT tương ứng).
Khi chia chi phí cho bên đối tác, bên chia chi phí lập hóa đơn (trên hóa đơn ghi số chi phí và thuế GTGT tương ứng).
Trường hợp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia doanh thu và chi phí không bao gồm thuế GTGT thì Công ty và đơn vị hợp tác khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đơn vị được chọn để điều hành hoạt động hợp tác, thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thuế GTGT của hoạt động hợp tác phải lập hóa đơn giao cho khách hàng sử dụng dịch vụ và kê khai thuế GTGT theo quy định.
Khi phân chia doanh thu, chi phí theo thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên không bao gồm thuế GTGT.
Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 04 năm 2017 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC và thông tư số 26/2015/TT-BTC
Ngày 27/04/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 37/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC. Theo đó, một số thời hạn liên quan đến thủ tục tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn được rút ngắn như sau:
– Cơ quan quản lý thuế trực tiếp có ý kiến bằng văn bản về việc doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in trong vòng 2 ngày làm việc (trước là 05 ngày làm việc).
– Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có Thông báo về việc doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in trong vòng 2 ngày làm việc (trước là 05 ngày làm việc).
– Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn (trước là 05 ngày)
Công văn số 1637/TCT-CS ngày 25 tháng 04 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn chính sách thuế GTGT đối với hàng mua trả chậm
Công văn số 1637/TCT-CS ngày 25/04/2017 hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT trong trường hợp mua hàng hóa trả chậm như sau:
Từ ngày 15/11/2014 (ngày Nghị định số 91/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Đến thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng cơ sở kinh doanh vẫn chưa thanh toán cho khách hàng nên chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh chưa phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ.
Khi thanh toán thực tế, nếu cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (thanh toán bằng tiền mặt hoặc các hình thức không được xác định là thanh toán qua ngân hàng) thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ tương ứng với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.
Công văn số 361/TCT-CS ngày 02 tháng 02 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
Tính đến ngày nộp hồ sơ hoàn thuế để đề nghị hoàn thuế GTGT của dự án đầu tư, Công ty chưa góp đủ vốn điều lệ; tuy nhiên, theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì tiến độ góp vốn của Công ty đã đăng ký là đến tháng 7/2017 thì Công ty được hoàn thuế GTGT theo quy định tại điểm 2 khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC nếu thực hiện theo đúng tiến độ góp vốn đã ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Công văn số 373/TCT-KK ngày 06 tháng 02 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn hoàn thuế GTGT chưa khấu trừ hết 12 tháng liên tục
Theo Công văn số 373/TCT-KK hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp người nộp thuế có số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết 12 tháng liên tục trong giai đoạn chuyển tiếp của Luật số 106/2016/QH13 và khai bổ sung hoàn thuế giá trị gia tăng trên hồ sơ khai thuế như sau:
Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì được hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tại hồ sơ khai thuế kỳ tính thuế tháng 6/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc kỳ tính thuế quý 2/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý), cơ sở kinh doanh không đề nghị hoàn số thuế giá trị gia tăng đầu vào lũy kế chưa khấu trừ hết, đồng thời đã kê khai khấu trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp của kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì không được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh được bù trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp của các kỳ tiếp theo.
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung chưa đúng hướng dẫn của công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 nhưng không làm sai số thuế còn được khấu trừ, không làm sai số thuế đề nghị hoàn (người nộp thuế không khai vào chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào các kỳ trước mà khai vào chỉ tiêu số còn khấu trừ kỳ trước chuyển qua hoặc điều chỉnh vào số thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ) thì người nộp thuế được hoàn thuế nếu đáp ứng đầy đủ các quy định về khấu trừ, hoàn thuế của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và pháp luật về quản lý thuế; người nộp thuế bị xử phạt về hành vi kê khai chưa đúng quy định.
Công văn số 180/TCT-CS ngày 16 tháng 01 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT đối với các khoản chi phúc lợi cho người lao động
Theo Công văn số 180/TCT-CS hướng dẫn:
Trường hợp Công ty có những khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì những khoản chi phúc lợi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT của những khoản chi phúc lợi được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện vế khấu trừ theo quy định.
Nghị định số 146/2017/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015
Ngày 15/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2017/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015. Nội dung cụ thể như sau:
Quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm
Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên trừ các trường hợp sau:
– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
Quy định về hoàn thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp:
Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại khoản này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty;”.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.
Công văn số 78209/CT-THHT về thuế GTGT đối với hàng mẫu
Ngày 01/12/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 78209/CT-THHT về thuế GTGT đối với hàng mẫu để khách hàng dùng thử, nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty xuất hàng mẫu để khách hàng dùng thử nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì Công ty phải lập hóa đơn kê khai, tính nộp thuế GTGT như bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính. Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng mẫu nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Thông tư số 219/2003/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 173/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Công văn số 79331/CT-THHT về thuế GTGT khi nhận tiền hỗ trợ
Ngày 08/12/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 79331/CT-THHT về thuế GTGT khi nhận tiền hỗ trợ. Nội dung cụ thể như sau:
Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng hợp tác với Công ty đối tác thì khi nhận khoản tiền hỗ trợ của Công ty đối tác để chi trả chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, Công ty không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với khoản tiền hỗ trợ nhận được. Công ty khi nhận khoản tiền hỗ trợ thì lập chứng từ thu theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Trường hợp, theo hợp đồng ký kết giữa hai bên, Công ty đối tác sẽ thanh toán cho Công ty một khoản tiền hỗ trợ để thực hiện hoạt động quảng cáo về sản phẩm dịch vụ của Công ty đối tác, các chương trình khuyến mãi thì khi nhận khoản tiền hỗ trợ này Công ty có trách nhiệm lập hóa đơn GTGT và kê khai nộp thuế theo quy định.
Công văn số 79109/CT-TTHT về việc hạch toán chi phí
Ngày 07/12/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 79109/CT-TTHT về việc hạch toán chi phí khi mua bánh trung thu tặng khách hàng và nhân viên. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty nhân dịp tết Trung thu có hoạt động tri ân khách hàng và khuyến khích động viên tinh thần làm việc của người lao động trong Công ty (theo quy chế nội bộ đã ban hành) dưới hình thức mua bánh trung thu để tặng khách hàng và cho người lao động thì:
Về thuế GTGT:
Khi trao tăng bánh trung thu cho khách hàng và nhân viên, Công ty phải xuất hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng. Trong đó, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Về thuế TNDN:
Khoản chi phí mua bánh trung thu tặng khách hàng và cho nhân viên của Công ty sẽ được trừ vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Công văn số 5483/TCT-DNL về hướng dẫn về chính sách thuế
Ngày 28/11/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành công văn số 5483/TCT-DNL trả lời Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn về chính sách thuế. Theo đó:
Khi tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ, tết, hội nghị khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập hóa đơn, tính kê khai nộp thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng. Trường hợp Công ty có phát sinh việc tặng quà khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối mỗi ngày Công ty lập chung một hóa đơn GTGT ghi số tiền thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định (không phân biệt giá trị quà tặng trên 200.000 VND hay dưới 200.000 VND).
Công văn số 75546/CT-THHT về việc chi phí được trừ đối với khoản chi từ tài khoản cá nhân
Ngày 20/11/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 75546/CT-THHT về việc chi phí được trừ đối với khoản chi từ tài khoản cá nhân. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty ủy quyền cho cá nhân là người lao động của Công ty thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có giá trị từ hai mươi triệu đồng trờ lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) cho bên bán bằng hình thức chuyển khoản từ tài khoản cá nhân đó sang tài khoản của bên bán, sau đó Công ty thanh toán cho cá nhân thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng từ tài khoản của Công ty vào tài khoản cá nhân. Nếu hình thức thanh toán này được quy định cụ thể tại quy chế quản lý tài chính hoặc quy chế quản trị của Công ty, đồng thời các khoản chi nêu trên có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa dịch vụ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mang tên và mã số thuế của Công ty, có hồ sơ liên quan đến việc ủy quyền của Công ty cho cá nhân thanh toán với người bán và thanh toán lại cho Công ty, chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của cá nhân cho người bán, chứng từ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của Công ty cho cá nhân thì Công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Công ty chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ nêu trên.
Công văn số 76519/CT-TTHT về việc trả lời chính sách thuế
Ngày 23/11/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 76519/CT-TTHT về việc trả lời chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn.
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất thuê tài sản tài chính thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. Riêng tài sản thuê tài chính là ô tô thì không thuộc diện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% theo quy định tại điểm 3 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Công văn số 4657/TCT-KK về hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Ngày 11/10/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 4657/TCT-KK trả lời Cục Thuế tỉnh Sóc Trăng về trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) không có chứng từ thanh toán. Nội dung cụ thể như sau:
Tại kỳ tính thuế tháng 9/2016, Doanh nghiệp đã thực hiện xuất khẩu lô hàng tôm đông lạnh theo phương thức thanh toán L/C cho khách hàng. Tuy nhiên, đến hiện tại đã quá hạn thanh toán, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được tiền thanh toán từ khách hàng, không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì:
Trường hợp Doanh nghiệp có một trong các giấy tờ để thay thế chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại điểm d1 Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính cho lô hàng xuất khẩu nêu trên thì Doanh nghiệp được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào tương ứng của lô hàng xuất khẩu theo quy định.
Trường hợp Doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc không có một trong số các giấy tờ để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định thì không được khấu trừ và hoàn thuế đối với số thuế GTGT đầu vào tương ứng với lô hàng xuất khẩu.
Công văn số 4740/TCT-CS về hoàn thuế GTGT
Ngày 13/10/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành 4740/TCT-CS trả lời Cục thuế tỉnh Kiên Giang về hoàn thuế GTGT. Theo đó:
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Công văn số 65998/CT-TTHT về chính sách thuế
Ngày 05/10/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 65998/CT-TTHT về chính sách thuế, nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi giải thể có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp Công ty sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.
Thông tư số 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thuế GTGT
Ngày 19/9/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
- Bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng.
- Bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT khi chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT.
- Bổ sung hướng dẫn phương pháp tính thuế GTGT của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2015).
Như vậy, kể từ ngày 05/11/2017, việc xác định phương pháp tính thuế GTGT căn cứ theo Hồ sơ khai thuế do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế. Cụ thể như sau:
– Nếu đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT, mẫu 02/GTGT đến cơ quan thuế.
– Nếu đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 03/GTGT, mẫu 04/GTGT đến cơ quan thuế.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2017.
Công văn số 3977/TCT-DNL về chính sách thuế đối với các khoản thanh toán không dùng tiền mặt
Ngày 05/09/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 3977/TCT-DNL hướng dẫn chính sách thuế đối với các khoản thanh toán không dùng tiền mặt. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Doanh nghiệp và các đơn vị thành viên của Doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân là người lao động của Doanh nghiệp sử dụng thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng mang tên cá nhân để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho người bán sau đó về thanh toán lại với Doanh nghiệp nếu có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp gồm: Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mang tên Doanh nghiệp; Hồ sơ liên quan đến việc ủy quyền của doanh nghiệp cho cá nhân thanh toán với người bán và thanh toán lại với Doanh nghiệp; chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của Doanh nghiệp cho cá nhân và chứng từ chuyển tiền từ thẻ của cá nhân cho người bán thì Doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Công văn số 4107/TCT-KK về việc quản lý khai thuế đối với doanh nghiệp chế xuất
Ngày 12/09/2017, Tổng Cục thuế. đã ban hành Công văn số 4107/TCT-KK trả lời Cục thuế tỉnh Hà Nam về việc quản lý nghĩa vụ kê khai đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX) thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu, DNCX còn được cấp phép để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam (bao gồm cả hoạt động giao dịch mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán – gọi chung là hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DNCX phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa và thực hiện mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất, đồng thời phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu.
DNCX chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật, Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DNCX.
Công văn số 3840/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng đã nộp thay cho nhà thầu nước ngoài
Ngày 24/8/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 3840/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng đã nộp thay cho nhà thầu nước ngoài. Theo đó:
Trường hợp Công ty có sử dụng dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam của một công ty nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, Công ty đã nộp thuế GTGT và thuế TNDN thay cho nhà thầu nước ngoài, nếu các khoản chi phí dịch vụ này không được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế do không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên thì Công ty không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đã nộp thay cho nhà thầu nước ngoài.
Công văn số 54758/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Ngày 14/8/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 54758/CT-TTHT về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có hoạt động cung cấp dịch vụ môi giới giữa trường học tại Nhật Bản và học viên tại Việt Nam, dịch vụ này được thực hiện tại Việt Nam thì không được áp dụng thuế suất GTGT 0%. Khoản tiền môi giới mà Công ty nhận được từ trường học và học viên áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% theo quy định.
Công văn số 3624/TCT-KK về hoàn thuế giá trị gia tăng
Ngày 15/08/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 3624/TCT-KK về hoàn thuế giá trị gia tăng, nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty kinh doanh lĩnh vực bất động sản: kinh doanh nhà ở, cho thuê nhà, đầu tư và xây dựng công trình dân dụng có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết từ kỳ tính thuế quý 2/2015 đến kỳ tính thuế quý 2/2016; tờ khai thuế GTGT chính thức quý 2/2016 doanh nghiệp không đề nghị hoàn thuế GTGT (chỉ tiêu 42 bằng 0); tờ khai thuế GTGT bổ sung lần 1 quý 2/2016 doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế GTGT tại chỉ tiêu 42, số thuế đề nghị hoàn là 26.500.681.210 đồng, chỉ tiêu 43 “thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau” bằng 0; tờ khai thuế GTGT chính thức quý 3/2016 doanh nghiệp tiếp tục đưa số thuế GTGT đã đề nghị hoàn (26.500.681.210 đồng) vào chỉ tiêu 22 “thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang”; tờ khai thuế GTGT bổ sung lần 1 quý 3/2016 doanh nghiệp lại tiếp tục đề nghị hoàn thuế GTGT, số tiền đề nghị hoàn là 26.500.681.210 đồng (bằng số tiền đã đề nghị hoàn tại chỉ tiêu 42 tờ khai GTGT bổ sung quý 2/2016);
Như vậy Công ty đã đưa số thuế GTGT còn được khấu trừ quý 2/2016 chuyển sang để xác định nghĩa vụ thuế của kỳ tính thuế quý 3/2016 thì không được hoàn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, số thuế GTGT không được hoàn Công ty được bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của kỳ tiếp theo.
Công văn số 46632/CT-TTHT về hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp chế xuất
Ngày 10/07/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 46632/CT-TTHT về hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp chế xuất. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất, thực hiện dự án đầu tư thiết kế, sản xuất và lắp đặt các thiết bị, tủ bảng điện, tủ điều khiển các loại, hệ thống điện cho tàu thủy; sản xuất và gia công thanh đồng, gia công cơ khí các thiết bị phụ tùng chuyên dụng cho tàu thủy để xuất khẩu (100%) sản phẩm sản xuất ra. Công ty đang có kế hoạch bán những sản phẩm do Công ty sản xuất vào thị trường nội địa thì đề nghị Công ty liên hệ với Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xác định trường hợp của Công ty có được bán sản phẩm do Công ty sản xuất vào thị trường nội địa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại không.
Trường hợp, Công ty được phép bán hàng hóa vào nội địa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại thì doanh nghiệp nội địa nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định. Công ty (người bán hàng) lập hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”, để giao cho doanh nghiệp nội địa (người mua hàng) theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính.
Liên quan đến chính sách về thủ tục hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu, đề nghị Công ty liên hệ với Cơ quan Hải quan để được hướng dẫn cụ thể.
Công văn số 2978/TCT-CS ngày 06/7/2017 về việc xuất hóa đơn của các Cơ sở lưu trú ở Việt Nam và thuế nhà thầu đối với hoạt động đặt phòng trực tuyến thông qua các Công ty có trụ sở tại nước ngoài (NTNN) kinh doanh đặt phòng tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến
Do khách hàng là người trực tiếp sử dụng dịch vụ phòng của các Cơ sở lưu trú, NTNN chỉ là đơn vị trung gian môi giới đặt phòng hưởng hoa hồng nên Cơ sở lưu trú có trách nhiệm lập hóa đơn giao cho khách hàng theo giá bán đã bao gồm cả tiền hoa hồng phải trả cho NTNN. Cơ sở lưu trú được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với khoản tiền hoa hồng trả cho NTNN và được khấu trừ số thuế GTGT nộp hộ NTNN theo quy định hiện hành.
Công văn số 2687/TCT-CS về thuế GTGT
Ngày 21/06/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2687/TCT-CS trả lời Cục thuế tỉnh Long An về việc hoàn thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Về nguyên tắc, Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với dự án đầu tư ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật khi chưa đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh hoặc không đảm bảo duy trì đủ các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Trường hợp Công ty thay đổi phương án đầu tư từ dự án đầu tư ngành nghề, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật sang dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng” không thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật thì Tổng Cục thuế thống nhất với quan điểm xử lý của Cục Thuế tỉnh Long An, cụ thể: Cục thuế tỉnh Long An căn cứ tình hình thực tế tại doanh nghiệp, tiến độ thực hiện dự án đầu tư nêu trên để xem xét, xử lý hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư cho Công ty theo quy định.
Công văn số 2872/TCT-CS về đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
Ngày 28/06/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2872/TCT-CS trả lời Cục Thuế tỉnh Long An về đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 10 Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về phương pháp khấu trừ thuế;
Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Căn cứ các quy định trên Tổng Cục thuế nhất trí với ý kiến đề xuất của Cục thuế tỉnh Long An, cụ thể: Trường hợp doanh nghiệp thành lập năm 2016, đã nộp Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (mẫu số 06/GTGT) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế và được cơ quan quản lý thuế trực tiếp chấp thuận thì doanh nghiệp được áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ổn định cho năm 2016, 2017 và không phải nộp lại mẫu 06/GTGT để đăng ký cho năm 2017.
Công văn số 2876/TCT-CS về thuế GTGT
Ngày 28/06/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2876/TCT-CS về chính sách thuế GTGT. Nội dung cụ thể như sau:
Về nguyên tắc, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đã nộp nhưng phải trước khi cơ quan thuế ban Quyết định thanh tra, kiểm tra. Trường hợp, Cơ quan thuế đã ban hành Kết luận, Quyết định xử lý về thuế sau khi kiểm tra, thanh tra; nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ sung, điều chỉnh; việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc khai sót, chưa đúng phải điều chỉnh.
Trường hợp, người nộp thuế có một số hóa đơn GTGT đầu vào của tháng 11, 12/2015 còn sót chưa kê khai, khấu trừ tại Hồ sơ khai thuế GTGT tháng 11, 12/2015 đã nộp cho Cơ quan thuế (theo trình bày tại văn thư của người nộp thuế do tại thời điểm tháng 11, 12/2015 người nộp thuế chưa nhận được hóa đơn từ người bán/do chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt), Cơ quan thuế đã kiểm tra, thanh tra hồ sơ khai thuế GTGT tháng 11, 12/2015 và xác nhận thực tế doanh nghiệp chưa kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của những hóa đơn còn sót nêu trên thì người nộp thuế được kê khai, khấu trừ các hóa đơn GTGT đầu vào còn sót chưa khai.
Công văn số 8121/BTC-TCHQ về thuế GTGT hàng sản xuất xuất khẩu (SXXK)
Ngày 19/06/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 8121/BTC-TCHQ trả lời Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về thuế GTGT hàng SXXK đăng ký tờ khai trước ngày 1/9/2016 còn tồn kho chưa xuất khẩu. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Tổng Công ty tồn kho hàng hóa – nguyên liệu, vật tư chưa sản xuất sản phẩm hoặc đã sản xuất ra sản phẩm nhưng chưa xuất khẩu thuộc các tờ khai nhập kho bảo thuế đăng ký giai đoạn năm 2013-2014, nếu các nguyên liệu vật tư và sản phẩm còn tồn kho này tiếp tục phục vụ cho các hợp đồng sản xuất xuất khẩu thì không thu thuế GTGT. Giao Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh kiểm tra, theo dõi việc thực hiện sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp, trường hợp phát hiện số nguyên liệu, vật tư này không còn trong kho, doanh nghiệp không đưa vào sản xuất sản phẩm đã thực xuất khẩu thì thực hiện truy thu thuế, tính tiền chậm nộp thuế và xử phạt vi phạm theo quy định.
Công văn số 41157/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Ngày 19/06/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 41157/CT-TTHT về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
– Về thuế GTGT:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng với Công ty khách hàng (tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) theo hợp đồng cung cấp dịch vụ gia công phần mềm thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 0%. Điều kiện khấu trừ thuế đầu vào đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan, Công ty thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Về thuế TNDN:
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư mới hoạt động trong lĩnh vực:
+ Lập trình máy vi tính (CPC 842).
+ Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865).
+ Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp cho các thành viên của Tập đoàn.
+ Dịch vụ nghiên cứu thị trường (CPC 864).
Đối với thu nhập từ hoạt động “Lập trình máy vi tính”: nếu đáp ứng quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông thì phần thu nhập này Công ty được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm); miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn (4) năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong chín (9) năm tiếp theo; thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp Công ty không có thu nhập chịu thuế trong ba (3) năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu theo quy định tại khoản 1 Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
Đối với các hoạt động “Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865)”, “Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp cho các thành viên của Tập đoàn” và “Dịch vụ nghiên cứu thị trường (CPC 864)” không được xác định là sản xuất sản phẩm phần mềm, Công ty không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ các hoạt động này.
Công văn số 41162/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Ngày 19/06/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 41162/CT-TTHT về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.
– Căn cứ Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế.
– Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
– Căn cứ Điều 4 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Tổ chức quốc tế tại Việt Nam là đơn vị được nhà Tài trợ chỉ định thực hiện dự án viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam; Tổ chức quốc tế tại Việt Nam trực tiếp mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại với giá đã bao gồm thuế GTGT thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hóa, dịch vụ đó.
Hồ sơ hoàn thuế GTGT đầu vào đã trả của hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho dự án viện trợ không hoàn lại bao gồm:
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT;
– Văn bản phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (bản chụp có xác nhận của người nộp thuế);
– Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài nêu rõ: tên tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý viện trợ.
Thông tư số 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế GTGT
Thông tư này quy định thời gian thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước/ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế chuyển đến. Trước đây thời gian quy định cho việc này là 3 ( ba ) ngày làm việc.
Thông tư 31 có hiệu lực từ ngày 02/6/2017.
Công văn số 1966/TCT-CS về việc thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020
Ngày 15/05/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1966/TCT-CS về việc thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP. Nội dung cụ thể như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
Để cắt giảm thời gian cho doanh nghiệp, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/04/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Thông tư 37 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/06/2017).
Để thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, về thủ tục mua hóa đơn, đề nghị đồng chí Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các bộ phận/đơn vị trong Cục Thuế nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện thủ tục hành chính hóa đơn, thực hiện bán hóa đơn ngay trong ngày cho doanh nghiệp, tổ chức, hộ/cá nhân thuộc trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định không để doanh nghiệp, người dân mất nhiều thời gian mua hóa đơn.
Công văn số 30632/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Ngày 16/05/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 30632/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có thể ủy quyền cho cấp dưới ký thừa ủy quyền các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế. Văn bản ủy quyền phải quy định cụ thể thời hạn, phạm vi ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải gửi cơ quan thuế cùng văn bản, hồ sơ giao dịch lần đầu trong khoảng thời gian ủy quyền.
Như vậy, nếu người đại diện theo pháp luật của Công ty thực hiện ủy quyền cho kế toán trưởng ký thừa ủy quyền các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế theo đúng hướng dẫn nêu trên thì hóa đơn đã phát hành của Công ty trong thời gian ủy quyền là hợp lệ.
Tại tiêu thức “người bán hàng” nếu thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức “người bán hàng” thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người bán trực tiếp ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Công văn số 2186/TCT-CS về hóa đơn
Ngày 24/05/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2186/TCT-CS về việc ghi thiếu địa chỉ trên hóa đơn. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp địa chỉ của Công ty nếu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: V139, phố Vườn Cam, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng thì khi người bán lập hóa đơn cho Công ty (hoặc Công ty lập hóa đơn cho khách hàng) có thể ghi với địa chỉ rút gọn là V139, Vườn Cam, P. Hợp Giang, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Trường hợp người bán lập hóa đơn ghi đúng mã số thuế người mua và mã số thuế của người bán nhưng tại mục địa chỉ trên hóa đơn chỉ ghi “V139, phố Vườn Cam, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng” không ghi địa chỉ “tỉnh Cao Bằng” nhưng vẫn xác định được đúng địa chỉ của người mua và địa chỉ của người bán và các nội dung khác trên hóa đơn đều đúng thì các hóa đơn này vẫn được chấp nhận để kê khai thuế.
Công văn số 2180/TCT-CS về hóa đơn
Ngày 24/05/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2180/TCT-CS trả lời Cục thuế Thành phố Hà Nội về việc sử dụng hóa đơn hay biên lai để thu học phí. Nội dung cụ thể như sau:
Kể từ ngày 01/01/2017 khoản thu học phí không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội XIII mà chuyển sang cơ chế giá theo quy định pháp luật và thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế.
Theo đó, cơ sở giáo dục, đào tạo nhà nước khi cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo theo mức khung học phí và mức trần học phí theo quy định của nhà nước thì sử dụng hóa đơn theo quy định tại quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Như đã đề cập tại Bản tin thuế tháng 2/2017, ngày 24/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2017.
Trong bản tin thuế này, chúng tôi muốn làm rõ hơn các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, cụ thể như sau:
- Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
- a) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
- b) Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
- c) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:
– Phân phối: Từ 5% trở lên;
– Sản xuất: Từ 10% trở lên;
– Gia công: Từ 15% trở lên.
Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Ngày 14/04/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng của người sử dụng lao động được điều chỉnh như sau:
“- Giảm từ 1% xuống còn 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
Điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
– Giảm từ 1% xuống còn 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
Điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là: Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
– Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ thực hiện quy định nêu trên kể từ ngày 01/01/2018.”
Nghị định 44/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2017.
Thông tư số 37/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC
Ngày 27/04/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 37/2017/TT-BTC (“Thông tư số 37”) sửa đổi Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cụ thể như sau:
“- Các doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/06/2014, có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng và có hóa đơn mua sắm TSCĐ từ 1 tỷ đồng trở lên nếu được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện tự in hóa đơn, thì:
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp.
+ Trường hợp sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in.
– Đối với những đối tượng được tạo hóa đơn đặt in:
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị dử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in.
+ Trường hợp sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in.
– Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn.”
Thông tư số 37 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/06/2017.
Thông tư số 28/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 147/2016/TT-BTC và Thông tư số 45/2013/TT-BTC
Ngày 12/04/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 28/2017/TT-BTC (“Thông tư số 28”) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 147/2016/TT-BTC và Thông tư số 45/2013/TT-BTC về khấu hao tài sản cố định đối với các tài sản là nhà hỗn hợp. Theo đó, đối với các tài sản là nhà hỗn hợp vừa dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa dùng để bán hoặc cho thuê thì doanh nghiệp phải xác định và hạch toán riêng phần giá trị của nhà hỗn hợp theo từng mục đích sử dụng, cụ thể như sau:
“- Đối với phần diện tích dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và dùng để cho thuê (trừ trường hợp cho thuê tài chính): doanh nghiệp ghi nhận phần diện tích đó là tài sản cố định và trích khấu hao theo quy định.
– Đối với phần diện tích dùng để bán thì doanh nghiệp không được hạch toán là tài sản cố định và không được trích khấu hao và theo dõi như một tài sản để bán.
– Trường hợp không xác định tách riêng được phần diện tích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa để bán, để cho thuê thì doanh nghiệp không hạch toán toàn bộ phần giá trị tài sản (diện tích) này là tài sản cố định và không được trích khấu hao.”
Thông tư số 28 có hiệu lực thi hành từ ngày 26/05/2017 và áp dụng từ năm tài chính 2016.
Công văn số 1121/TCT-CS về vướng mắc Thông tư số 130/2016/TT-BTC
Ngày 27/03/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1121/TCT-CS trả lời Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh về việc hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp giải thể theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty thực hiện giải thể doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào đáp ứng điều kiện khấu trừ mà chưa được khấu trừ hết thì thuộc trường hợp được xem xét hoàn thuế GTGT. Đề nghị Cục Thuế phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về xử lý giải thể doanh nghiệp để thực hiện giải quyết cho đơn vị phù hợp với quy định.
Công văn số 1156/TCT-CS về thuế GTGT
Ngày 29/03/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1156/TCT-CS về thuế GTGT.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp chế xuất được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam (gọi là quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa để kê khai nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này.
Trường hợp của Công ty là doanh nghiệp chế xuất, theo trình bày Công ty được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An cấp phép hoạt động gia công cho doanh nghiệp nội địa theo quy định của pháp luật. Để xác định hoạt động gia công cho doanh nghiệp nội địa có thuộc quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hay không thì đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan quản lý về đầu tư và thương mại để xác định và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn thực hiện về chính sách thuế.
Công văn số 8081/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Ngày 06/03/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 8081/CT-TTHT về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty nhận tiền tạm ứng hoặc tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì đơn vị chưa phải lập hóa đơn GTGT đối với khoản tiền tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng này.
Trường hợp Công ty thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì đơn vị phải thực hiện xuất hóa đơn theo quy định, ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền
Công văn số 1224/TCT-CS về chính sách thuế GTGT
Ngày 31/03/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1224/TCT-CS trả lời về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Chi nhánh của Công ty sử dụng tài khoản ngân hàng của Công ty để giao dịch mua bán với khách hàng (bên bán/bên mua) theo quy định của pháp luật về ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, Chi nhánh của Công ty có thông báo đầy đủ tới khách hàng và trong Hợp đồng, Phụ lục hợp đồng mua bán có quy định cụ thể về điều kiện thanh toán ủy quyền này thì bên mua được xem xét khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.
Cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với bên bán/bên mua chưa đăng ký /thông báo tài khoản theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ.
Công văn số 1110/TCT-CS về chính sách thuế
Ngày 27/03/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1110/TCT-CS trả lời về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Công ty đều bán lỗ so với giá mua và các giao dịch đều thanh toán bằng tiền mặt, có dấu hiệu rủi ro trong việc mua bán. Vì vậy, đề nghị Cục Thuế kiểm tra xác định rõ các trường hợp chuyển nhượng của Công ty cho các cá nhân/tổ chức có thực hiện theo giá giao dịch trên thị trường hay không để áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 25 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế:
“2. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp
Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
- a) …
- b) Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.
Công văn số 361/TCT-CS về chính sách thuế đối với máy móc thiết bị góp vốn
Ngày 02/02/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 361/TCT-CS về việc chính sách thuế đối với máy móc thiết bị góp vốn. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Doanh nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ hoàn thuế chưa góp đủ vốn điều lệ, tuy nhiên, theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì tiến độ góp vốn của Doanh nghiệp đã đăng ký là đến tháng 7/2017 thì Doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT theo quy định tại điểm 2 khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính nếu thực hiện theo đúng tiến độ góp vốn đã ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Công văn số 404/TCT-CS về chính sách thuế GTGT đối với dịch vụ phần mềm
Ngày 10/02/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 404/TCT-CS về việc chính sách thuế GTGT đối với dịch vụ phần mềm. Nội dung cụ thể như sau:
Tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin quy định:
“10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm”.
Tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:
“21. Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp ngày 12/02/2015, nhà cung cấp ký hợp đồng với Công ty để cung cấp dịch vụ cài đặt, đào tạo phần mềm thỏa mãn điều kiện quy định nêu trên – phần mềm được Công ty mua của một tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam thì hợp đồng này thuộc đối tượng quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
Công văn số 92/TCT-KK về kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với hóa đơn bỏ sót
Ngày 10/01/2017, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 92/TCT-KK về việc kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với hóa đơn bỏ sót. Nội dung cụ thể như sau:
Căn cứ các quy định tại:
– Khoản 6, Điều 1 Luật 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế GTGT quy định: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”
– Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định: “2. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ; tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung, điều chỉnh được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra; nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ sung, điều chỉnh; việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc khai sót, chưa đúng phải điều chỉnh”.
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, đề nghị Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa thực hiện kiểm tra thực tế tại Doanh nghiệp đối với các kỳ tính thuế có liên quan đến các hóa đơn, chứng từ thuế GTGT kê khai sau thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra trước hoàn thuế và kiểm tra sau hoàn thuế, căn cứ kết quả kiểm tra thực hiện xử lý theo quy định Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
Công văn số 180/TCT-CS về chính sách thuế đối với phí bảo hiểm xe máy
Ngày 16/01/2017, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 180/TCT-CS trả lời công văn số 4772/CT-KTT2 ngày 02/11/2016 của Cục Thuế thành phố Đà Nẵng về chính sách thuế đối với phí bảo hiểm xe máy, cụ thể như sau:
Trường hợp Doanh nghiệp có những khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế thành phố Đà Nẵng nêu tại công văn số 4772/CT-KTT2 ngày 02/11/2016, theo đó, những khoản chi phúc lợi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT của những khoản chi phúc lợi được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.
Công văn số 208/TCT-DNL về thuế GTGT
Ngày 17/01/2017, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 208/TCT-DNL về thuế GTGT đối với khoản tiền hỗ trợ cước phí vận chuyển, cụ thể như sau:
Tại Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty thực hiện hỗ trợ tiền cước vận chuyển sản phẩm cho các Đại lý nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty thì khi nhận được tiền hỗ trợ, Đại lý thực hiện lập hóa đơn GTGT giao cho Công ty và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Công văn số 269/TCT-KK về kê khai thuế GTGT dự án đầu tư
Ngày 20/01/2017, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 269/TCT-KK về việc hướng dẫn kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) dự án đầu tư. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có dự án nhà máy chế biến tinh bột khoai mì tại tỉnh đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thì công ty lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư theo mẫu 02/GTGT, đồng thời kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với số thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi bù trừ nếu số thuế đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Công ty thành lập Chi nhánh hạch toán độc lập, có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng. Chi nhánh thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế với Cục Thuế tỉnh.
Đến tháng 10/2016, Công ty chưa thực hiện hoàn thuế đối với dự án xây dựng nhà máy nêu trên và dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế thì Công ty phải xuất hóa đơn GTGT để điều chuyển tài sản cho Chi nhánh để Chi nhánh thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Ngày 12/09/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, theo đó:
Nghị định quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử bắt buộc trong tất cả các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thay thế hoàn toàn hình thức hóa đơn giấy. Mọi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đều bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Ngoài ra, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ hoặc 10 tỷ trở lên (nếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ) cũng phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Riêng doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; siêu thị; thương mại được lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế. Một điểm đặc biệt nữa của Nghị định này là bắt buộc mỗi lần bán hàng hóa, dịch vụ đều phải xuất hóa đơn điện tử, không phân biệt giá trị từng lần bán cao hay thấp, thay vì quy định cũ cho phép miễn xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng. Việc sử dụng hóa đơn điện tử có hay không có mã của cơ quan thuế bắt buộc phải đăng ký trên Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế theo Mẫu số 01 ban hành tại Nghị định này. Lưu ý, kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử theo đăng ký, những hóa đơn giấy còn tồn bắt buộc phải tiêu hủy, không được sử dụng tiếp. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn giấy sang bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo lộ trình đến ngày 1/11/2020 và các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực sử dụng cho đến 31/10/2020, từ 1/11/2020 mới hết hiệu lực.
Ngày 27/08/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3300/TCT-DNL về việc hướng dẫn nghĩa vụ thuế đối với hoạt động chuyển giao tài sản của ngân hàng, theo đó:
Quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TTBTC, tài sản điều chuyển khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được miễn xuất hóa đơn và miễn kê khai thuế GTGT. Tuy nhiên, trường hợp Chi nhánh chuyển giao toàn bộ tài sản, công nợ cho Công ty mẹ dưới hình thức hợp đồng mua bán tài sản công nợ hoặc thỏa thuận chuyển giao tài sản, công nợ thì đây không phải là hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nên không được miễn khai thuế GTGT. Đối với các khoản lỗ lũy kế (nếu có) của Chi nhánh chuyển giao cho Công ty mẹ theo hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận chuyển giao nêu trên cũng không thuộc các trường hợp được phép chuyển lỗ liên tục 5 năm theo quy định tại Điều 7 Thông tư 96/2015/TTBTC
Ngày 30/05/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 4812/CT-TTHT về hóa đơn, theo đó:
“Bán hàng qua điện thoại” thuộc trường hợp được miễn chữ ký của người mua trên hóa đơn (điểm đ khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC). Thay vào đó, bên bán chỉ cần đóng dấu “bán hàng qua điện thoại” tại tiêu thức “người mua hàng”. “Phương thức thanh toán” là chỉ tiêu không bắt buộc và có thể tạo thêm trên hóa đơn, nhưng phải đảm bảo không che khuất các nội dung bắt buộc (khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC). Trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn GTGT nhưng phát sinh hàng hóa biếu tặng công nhân viên được mua bằng hóa đơn bán hàng thì khi biếu tặng, vẫn phải lập hóa đơn GTGT và tính thuế đầu ra (khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC).
Ngày 20/09/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3556/TCT-DNL về chính sách thuế GTGT, theo đó:
Quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TTBTC, đối với tiền hỗ trợ, khen thưởng chi cho đại lý nếu liên quan đến việc thực hiện dịch vụ sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì đại lý bắt buộc phải xuất hóa đơn và trích nộp thuế GTGT 10%. Ngược lại, nếu tiền hỗ trợ, khen thưởng chi cho đại lý không liên quan đến các dịch vụ nêu trên thì đại lý chỉ cần lập chứng từ thu và được miễn trích nộp thuế GTGT.
Ngày 30/8/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 82/2018/TT-BTC bãi bỏ nội dung ví dụ 37 tại điểm a.4 Khoản 10 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng, theo đó:
Bãi bỏ nội dung của ví dụ 37 về việc lập hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT khi chuyển nhượng đất: “Tháng 8/2013 Công ty A nhận chuyển nhượng (mua) 200m2 đất của cá nhân B ở Khu dân cư Bình An thuộc tỉnh X với giá chuyển nhượng là 6 tỷ đồng. Công ty A có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, chứng từ thanh toán tiền cho cá nhân B số tiền 6 tỷ đồng. Công ty A không đầu tư xây dựng gì trên mảnh đất này. Tháng 10/2014, Công ty A chuyển nhượng mảnh đất mua từ cá nhân B nêu trên với giá 9 tỷ đồng (bán lại với giá 9 tỷ đồng) thì Công ty A thực hiện lập hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT, giá đất được trừ trong giá tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng (6 tỷ đồng).” Những nội dung khác quy định tại Khoản 10 Điều 7 được tiếp tục thực hiện. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
Ngày 16/07/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 49275/CT-TTHT về chính sách thuế, theo đó:
Quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TTBTC, dịch vụ tổ chức hội nghị tại Việt Nam không được hưởng thuế GTGT 0%. Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo cho DNCX, nhưng địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo nằm ngoài DNCX thì không được hưởng thuế GTGT 0%, phải chịu thuế suất 10%. Nếu Công ty đã lập hóa đơn và áp dụng sai thuế suất GTGT thì các bên phải lập biên bản ghi rõ sai sót, đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh thuế suất theo đúng quy định.
Ngày 03/08/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 54473/CT-TTHT về thuế GTGT đối với khoản tiền bồi thường thiệt hại, theo đó:
Khoản thu về bồi thường thuộc các trường hợp được miễn xuất hóa đơn và miễn trích nộp thuế GTGT quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Theo đó, nếu Công ty được Công ty đối tác thanh toán khoản tiền bồi thường thiệt hại do đề nghị thanh lý hợp đồng trước thời hạn thì chỉ cần lập phiếu thu, miễn xuất hóa đơn và khai nộp thuế GTGT.
Ngày 28/05/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 34680/CT-TTHT về việc mất hóa đơn liên 2, theo đó:
Quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 39/2014/TTBTC, khi phát hiện mất hóa đơn (gồm cả liên 2), Công ty phải lập báo cáo về việc mất hóa đơn và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Đồng thời, Công ty cùng người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 hóa đơn đã khai, nộp thuế trong tháng nào và sao chụp liên 1 để giao cho người mua làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Hành vi làm mất liên 2 hóa đơn hiện nay bị xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC (từ 4 – 8 triệu đồng). Thời hiệu xử phạt trong vòng 1 năm (Điều 5 Thông tư 10/2014/TTBTC).
Ngày 12/06/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 39989/CT-TTH về thuế GTGT, hóa đơn đối với các hoạt động của ngân hàng, theo đó:
Trường hợp Ngân hàng nhận tài sản bảo đảm để gán nợ vay, nếu đã làm thủ tục sang tên thì phải hạch toán tăng giá trị tài sản và khi bán ra phải khai nộp thuế GTGT (nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế). Trường hợp Ngân hàng ký hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp nhằm cho khách hàng vay tiền để mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này và doanh nghiệp cam kết hỗ trợ một phần lãi vay thì thực chất khoản tiền lãi này được xác định là doanh thu từ hoạt động cho vay. Vì vậy, Ngân hàng phải xuất hóa đơn cho khách hàng vay vốn, không phải xuất cho doanh nghiệp có cam kết hỗ trợ. Về điều kiện hạch toán vé máy bay cho người lao động đi công tác, theo khoản 2.9 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay thì vẫn được hạch toán chi phí nếu có: vé máy bay điện tử, quyết định cử đi công tác và chứng từ thanh toán chuyển khoản.
Ngày 11/05/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 29245/CT-TTHT về thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải quốc tế, theo đó:
Quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC, dịch vụ vận tải quốc tế được hưởng thuế GTGT 0%, kể cả khi bên cung cấp dịch vụ không có phương tiện vận tải trực tiếp. Trường hợp Công ty ký hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cho DNCX, nhưng thuê đơn vị khác thực hiện việc vận chuyển thì cũng được hưởng thuế GTGT 0%.
Ngày 11/05/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 29247/CT-TTHT về việc hƣớng dẫn chính sách thuế đối với khoản chi trả chiết khấu thƣơng mại trong 3 năm, theo đó:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng chiết khấu thương mại cho khách hàng thân thiết dựa vào tổng doanh số bán hàng trong nhiều năm liên tiếp và đến năm tất toán hợp đồng mới chi trả tiền chiết khấu cho khách hàng thì việc lập hóa đơn chiết khấu được thực hiện theo quy định có hiệu lực tại thời điểm tất toán hợp đồng chiết khấu. Hiện nay, việc lập hóa đơn khi bán hàng có chiết khấu thương mại được thực hiện theo quy định tại điểm 2.5 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Ngày 07/06/2018 Tổng cục Hải Quan ban hành Công văn số 3186/TCHQ-TXNK về việc khấu trừ thuế GTGT do cơ quan hải quan ấn định, theo đó:
Quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 219/2013/TTBTC, số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp bị xử phạt về gian lận, trốn thuế. Nếu Công ty bị cơ quan hải quan ấn định thuế GTGT khi kiểm tra sau thông quan nhưng không bị xử phạt về gian lận, trốn thuế thì số thuế GTGT đã nộp vẫn được khấu trừ toàn bộ.
Ngày 13/03/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 9543/CT-TTHT về việc giải đáp chính sách thuế, theo đó:
Trường hợp Công ty chuyên kinh doanh hạ tầng, có phát sinh hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thì phải lập hóa đơn, kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNDN. Trong đó, thuế GTGT phải áp dụng thuế suất 10%, nhưng được giảm trừ giá đất khỏi doanh thu tính thuế theo khoản 10 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Số thuế TNDN phải nộp xác định theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Ngày 24/04/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1546/TCT-CS về phƣơng pháp tính thuế GTGT, theo đó:
Quy định tại Điều 1 Thông tư 93/2017/TT-BTC, kể từ ngày 5/11/2017, yêu cầu nộp thông báo mẫu 06/GTGT để đăng ký tính thuế khấu trừ đã được gỡ bỏ. Cơ quan thuế sẽ tự xác định phương pháp tính thuế của doanh nghiệp căn cứ theo hồ sơ khai thuế GTGT. Quy định này áp dụng với toàn bộ các trường hợp thuộc diện tự nguyện đăng ký nộp thuế khấu trừ quy định tại khoản 3, 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TTBTC, bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng được miễn nộp thông báo mẫu 06/GTGT kể từ ngày 5/11/2017. Tuy nhiên, trường hợp trước khi đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ thì phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Ngày 16/4/2018, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 829/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình bán lẻ, cấp lẻ hoá đơn, theo đó:
Thủ tục bán hoá đơn lẻ cho cá nhân, hộ kinh doanh có nhiều điểm mới so với quy định tương ứng tại Quyết định 747/QĐ-TCT: 1. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả phải lập tờ trình đề nghị bán hoá đơn lẻ cho Lãnh đạo Chi cục thuế phê duyệt trước khi chuyển hồ sơ về Bộ phận Ấn chỉ của Chi cục thuế thực hiện bán hoá đơn lẻ. 2. Đội Thuế liên xã, phường, thị trấn phải thực hiện các nội dung: – Đảm bảo từ 03 công chức trở lên; – Có văn bản bàn giao việc bán hoá đơn lẻ cho Đội trưởng Đội thuế; – Đội trưởng Đội thuế phải chuyển hồ sơ đề nghị mua hoá đơn lẻ ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày hôm sau về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thuế; – Tuỳ vào tình hình địa bàn, quy định thời gian Đội trưởng Đội thuế quyết toán Biên lai thu thuế và thực hiện nộp tiền vào Kho bạc nhà nước. Quy định tại Điều 1 Thông tư 93/2017/TT-BTC, kể từ ngày 5/11/2017, yêu cầu nộp thông báo mẫu 06/GTGT để đăng ký tính thuế khấu trừ đã được gỡ bỏ. Cơ quan thuế sẽ tự xác định phương pháp tính thuế của doanh nghiệp căn cứ theo hồ sơ khai thuế GTGT. Quy định này áp dụng với toàn bộ các trường hợp thuộc diện tự nguyện đăng ký nộp thuế khấu trừ quy định tại khoản 3, 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TTBTC, bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng được miễn nộp thông báo mẫu 06/GTGT kể từ ngày 5/11/2017. Tuy nhiên, trường hợp trước khi đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ thì phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Ngày 06/03/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 746/TCT-KK về việc trả lời vướng mắc thanh tra sau hoàn thuế GTGT, theo đó:
Để được hoàn thuế GTGT, dự án xây dựng nhà máy thủy điện phải đáp ứng các quy định của pháp luật về thuế, đầu tư, xây dựng, điện lực, đất đai, bảo vệ môi trường và pháp luật liên quan, cụ thể một số thủ tục bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng như: 1. Đã góp đủ vốn Điều lệ; 2. Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phê duyệt chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện; 3. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng cho thuê đất để xây dựng nhà máy/công trình thủy điện; 4. Có giấy phép xây dựng nhà máy thủy điện; 5. Trong quá trình đầu tư, đảm bảo duy trì các điều kiện về đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện theo pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, lao động và pháp luật có liên quan.
Ngày 21/03/2018 Bộ Tài chính ban hành Công văn số 3193/BTC-CST về thuế GTGT và thuế xuất khẩu xi măng, theo đó:
Quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐCP, trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu xi măng, nếu không phải chế biến từ nguyên liệu chính là TNKS hoặc chế biến từ TNKS nhưng theo quy trình chế biến khép kín và đã thành sản phẩm khác thì được hưởng thuế GTGT 0%. Đối với xi măng xuất khẩu không thuộc các trường hợp hưởng thuế GTGT 0% theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐ-CP nêu trên thì phải xác định tỷ lệ giá trị TNKS trên giá thành sản phẩm. Nếu trị giá TNKS chiếm từ 51% giá thành thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Về thuế xuất khẩu, trường hợp xi măng xuất khẩu thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐ-CP thì không thuộc nhóm hàng có STT 211 trong Biểu thuế XK ban hành tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP . Ngược lại, nếu xi măng xuất khẩu không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐ-CP nêu trên và tỷ lệ giá trị TNKS chiếm từ 51% giá thành sản phẩm thì được phân loại vào nhóm hàng có STT 211 trong Biểu thuế XK và áp dụng thuế suất 5%
Ngày 26/03/2018 Cục Thuế TP Hà Nội ban hành Công văn số 11619/CT-TTHT về thuế GTGT đối với hoạt động thuê cơ sở hạ tầng của Doanh nghiệp chế xuất, theo đó:
Trường hợp doanh nghiệp nội địa cho DNCX thuê cơ sở hạ tầng, nếu đáp ứng các điều kiện về dịch vụ xuất khẩu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì được hưởng thuế GTGT 0%. Tuy nhiên, đối với dịch vụ cho DNCX thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi… theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì không được hưởng thuế GTGT 0%
Ngày 30/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 414/TCT-KK ngày 30/1/2018 của Tổng cục Thuế về việc khai thuế GTGT, theo đó:
Hóa đơn bỏ sót, nếu là hóa đơn đầu ra thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh (kỳ lập) hóa đơn đó và phải chịu tiền chậm nộp trên số thuế khai thiếu. Ngược lại, nếu là hóa đơn đầu vào thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh tại kỳ tính thuế phát hiện việc bỏ sót hóa đơn, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra.
Ngày 30/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 414/TCT-KK ngày 30/1/2018 của Tổng cục Thuế về việc khai thuế GTGT, theo đó:
Hóa đơn bỏ sót, nếu là hóa đơn đầu ra thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh (kỳ lập) hóa đơn đó và phải chịu tiền chậm nộp trên số thuế khai thiếu. Ngược lại, nếu là hóa đơn đầu vào thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh tại kỳ tính thuế phát hiện việc bỏ sót hóa đơn, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra.
Ngày 05/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 70/TCT-CS về mẫu 06/GTGT, theo đó:
Quy định mới tại Thông tư 93/2017/TT-BTC, kể từ ngày 5/11/2017, doanh nghiệp được miễn nộp thông báo mẫu 06/GTGT khi chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT. Cơ quan thuế sẽ tự căn cứ theo mẫu tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp để xác định phương pháp tính thuế, là khấu trừ nếu nộp tờ khai mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT hoặc trực tiếp nếu nộp tờ khai mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT (Công văn số 4253/TCTCS ngày 20/9/2017).
Ngày 30/01/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 4882/CT-TTHT về thuế suất thuế GTGT và việc sử dụng hóa đơn, theo đó:
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng mẫu thuốc và dụng cụ y tế cho đối tác nước ngoài, nếu đáp ứng các điều kiện về dịch vụ xuất khẩu quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì được hưởng thuế GTGT 0%. Nếu Công ty đã lỡ xuất hóa đơn GTGT với thuế suất 10% thì thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Sau khi Bộ Tài chính có công văn số 16811/BTC-TCT ngày 12/12/2017, Tổng cục Thuế cũng gửi công văn số 5922/TCT-CS ngày 26/12/2017 v/v lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 51/2010/NĐCP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn (dự thảo đăng trên website của Tổng Cục Thuế).
Một số nội dung sửa đổi đáng chú ý tại dự thảo Nghị định là: – Xây dựng được cơ sở pháp lý để vận hành việc áp dụng hóa đơn điện tử theo thông lệ quốc tế, tạo được cơ sở dữ liệu về hóa đơn của ngành thuế để ứng dụng quản lý thuế hiện đại. Quy định tách biệt giữa Hóa đơn giấy theo hình thức đặt in, tự in và Hóa đơn điện tử. – Bổ sung quy định hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là hành vi sử dụng hóa đơn đã được cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng đối với các hóa đơn chưa lập của cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh; hóa đơn theo thông báo của cơ quan thuế không có giá trị sử dụng trong trường hợp cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế. – Về loại, hình thức và nội dung hóa đơn: đưa một số nội dung đã được hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính lên Nghị định. – Bỏ quy định về việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên 200.000 mới phải lập hóa đơn – Hóa đơn điện tử có giá trị trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường, để đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu, để kê khai thanh toán vốn ngân sách. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sử dụng Hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp Hóa đơn giấy.
Ngày 12/12/2017 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5709/TCT-DNL về việc khai, nộp thuế GTGT tập trung, theo đó: Quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TTBTC, chi nhánh phụ thuộc nếu nằm trên cùng tỉnh với doanh nghiệp thì được khai thuế GTGT tập trung, trừ trường hợp chi nhánh đủ điều kiện và có nhu cầu khai thuế riêng. Ngược lại, nếu chi nhánh phụ thuộc nằm ở tỉnh khác thì phải trực tiếp khai thuế GTGT, trừ trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì được khai thuế tập trung.
Ngày 18/12/2017 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5778/TCT-KK về việc khai thuế GTGT, theo đó:
Quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 83/2013/NĐ-CP, trường hợp sau thời điểm thanh tra thuế, doanh nghiệp tự phát hiện hóa đơn đầu vào bỏ sót, kể cả hóa đơn liên quan đến kỳ tính thuế đã bị thanh tra thì vẫn được kê khai khấu trừ bổ sung. Việc xử phạt sẽ căn cứ vào chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quản của việc khai sót.
Ngày 10/08/2017 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 7636/CT-TTHT về chính sách thuế, theo đó:
Quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TTBTC, khi nhận tiền bồi thường hợp đồng gia công do sản phẩm gia công không đạt yêu cầu, Công ty không phải lập hóa đơn và nộp thuế GTGT, chỉ cần lập chứng từ thu. Đối với hàng hóa nhập khẩu chỉ giao đến cửa khẩu và không kèm thêm bất cứ dịch vụ nào thực hiện tại Việt Nam thì được miễn tính thuế nhà thầu (khoản 2 Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC )
=====================================
TỔNG HỢP VĂN BẢN LIÊN QUAN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Công văn số 18647/CT-TT&HT ngày 18 tháng 10 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn kê khai thuế TNDN đối với doanh nghiệp mới thành lập
Công văn số 1781/CT-TTHT ngày 11 tháng 07 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Công văn số 79215/CT-TTHT ngày 07 tháng 12 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế TNDN đối với chi phí trích trước
Công văn số 15167/CT-TT&HT về chi phí đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhà xưởng thuê
Công văn số 16145/CT-TT&HT về hướng dẫn thủ tục khai giao dịch liên kết
Công văn số 16146/CT-TT&HT về ưu đãi thuế TNDN
Công văn số 17478/CT-TT&HT về ưu đãi thuế TNDN đầu tư mở rộng
Công văn số 13119/CT-TT&HT về việc ưu đãi thuế TNDN
Công văn số 13533/CT-TT&HT về việc chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất
Công văn số 14284/CT-TT&HT chi phí cho nhân viên đi công tác nước ngoài
Công văn số 14712/CT-TT&HT về chính sách thuế
Công văn số 47484/CT-TTHT về việc khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc
Công văn số 48083/CT-TTHT về việc hạch toán chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Công văn số 48090/CT-TTHT về thời gian trích khấu hao đối với tài sản thuê tài chính
Công văn số 41659/CT-TTHT trả lời thuế TNDN, TNCN đối với chi phí phúc lợi.
Công văn số 43767/CT-TTHT trả lời chính sách thuế.
Công văn số 9644/CT-TTHT về chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế
Công văn số 22456/CT-TTHT về chính sách thuế
Thông tư số 25/2018/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ
Công văn số 11499/CT-TTHT về xác định chi phí được trừ trong trường hợp phạt vi phạm hợp đồng
Công văn số 574/TCT-DNL về xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Công văn số 1198/CT-TTHT về chi phí tiền lương của người nước ngoài theo thư bổ nhiệm
Công văn số 1990/CT-TTHT về lãi tiền vay
Công văn số 4881/CT-TTHT về chi phí thuế TNCN nộp thay người lao động
Công văn số 4996/CT-TTHT về chi phí được trừ đối với khoản chi lương tháng 13
Công văn số 68556/CT-TTHT ngày 20/10/2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNDN trong thời gian ngừng sản xuất để sửa chữa nhà xưởng
Công văn số 3181/TCT-KK ngày 18 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước trường hợp phân bổ thuế TNDN
Công văn số 2944/TCT-TNCN ngày 04 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN, thuế TNDN đối với khoản nhà ở cho người lao động
Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân năm 2016 của tổng cục thuế
Công văn số 83303/CT-THHT về ưu đãi thuế TNDN
Công văn số 58607/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Công văn số 15764/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Công văn số 158/TCT-CS về hạch toán khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp
Công văn số 3858/CT-TTHT về trả lời chính sách thuế
Ngày 23/04/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 3323/CT-TTHT về thuế TNDN,
Ngày 05/04/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 2549/CT-TTHT về niên độ kế toán,:
Ngày 19/01/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 559/CT-TTHT về chính sách thuế TNDN,
Ngày 22/03/2018 Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh ban hành Công văn số 2117/CT-TTHT về chính sách thuế TNDN,
Ngày 16/03/2018 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 25/2018/TT-BTC về việc hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính
Ngày 28/03/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 12185/CT-TTHT về thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản,
Ngày 29/03/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1063/TCT-KK về chính sách thuế khi thực hiện tách doanh nghiệp
Ngày 28/12/2017 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5960/TCT-DNL về việc không sử dụng hết 70% nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
NỘI DUNG
Công văn số 18647/CT-TT&HT ngày 18 tháng 10 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn kê khai thuế TNDN đối với doanh nghiệp mới thành lập
Trường hợp Công ty mới thành lập, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu ngày 02/10/2018 thì Công ty có trách nhiệm kê khai quyết toán thuế TNDN theo năm tài chính và kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên kể từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không được vượt quá 15 tháng. Trường hợp, Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 02/10/2018 thì kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên có thời gian ngắn hơn 03 tháng Công ty được cộng với kỳ tính thuế của năm tiếp theo.
Công văn số 1781/CT-TTHT ngày 11 tháng 07 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Công văn số 1781/CT-TTHT ngày 11/07/2018 của Cục thuế Tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như sau:
Ưu đãi về thuế TNDN đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển là thu nhập từ dự án đầu tư mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc được phép đầu tư từ ngày 01/01/2015 (ngày có hiệu lực thi hành Luật số 71/2014/QH13).
Do vậy, Công ty có dự án mới đầu tư sản xuất thiết bị truyền thông (phát triển và sản xuất ăng-ten) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 16/01/2014 thì không thuộc trường hợp Dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo Luật số 71/2014/QH13.
Công văn số 79215/CT-TTHT ngày 07 tháng 12 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế TNDN đối với chi phí trích trước
Công văn số 79215/CT-TTHT ngày 07/12/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn thuế TNDN đối với chi phí trích trước như sau:
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn với khách hàng, doanh thu đã phát sinh trong năm nhưng chưa có hóa đơn và chứng từ thanh toán. Công ty đã thực hiện trích trước các khoản chi phí thuê nhân công, thuê vận chuyển, … để phù hợp với chuẩn mực kế toán, sau đó các khoản trích trước này được thanh toán đầy đủ vào quý 1 năm sau thì:
– Về kê khai, khấu trừ thuế: Đối với các hóa đơn có thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
– Về trích trước các khoản chi phí: Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng theo quy định tại khoản 2.20 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Công văn số 15167/CT-TT&HT về chi phí đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhà xưởng thuê
Ngày 10/09/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 15167/CT-TT&HT về chi phí đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhà xưởng thuê. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty thuê nhà xưởng thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc tại Khu Công nghiệp Việt Nam Singapore Bắc Ninh, có phát sinh chi phí làm vách ngăn các phòng, làm thêm các công trình phụ bên trong: nhà tắm, phòng thay đồ, phòng họp, nhà vệ sinh, phòng sản xuất… thì trường hợp này, để khoản chi phí đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhà xưởng khi doanh nghiệp đi thuê để làm văn phòng, kho, xưởng… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí thì trong hợp đồng thuê nhà xưởng phải quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê, các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm theo hướng dẫn tại Điều 7, Chương II, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Khoản 2.16, Mục 2, Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.
Công văn số 16145/CT-TT&HT về hướng dẫn thủ tục khai giao dịch liên kết
Ngày 13/09/2018, Cục thuế tỉnh Bình dương đã ban hành Công văn số 16145/CT-TT&HT về hướng dẫn thủ tục khai giao dịch liên kết. Nội dung cụ thể như sau:
– Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
– Căn cứ Điều 4, Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có quy định về Kê khai thông tin quan hệ liên kết, giao dịch liên kết và lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Trường hợp Công ty có phát sinh giao dịch liên kết thì Công ty có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công ty phải lập, lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Điều 4, Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 (hướng dẫn về Kê khai thông tin quan hệ liên kết, giao dịch liên kết và lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP). Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế.
Các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, hồ sơ khác liên quan đến giao dịch liên kết Công ty thực hiện lưu trữ và xuất trình khi có yêu cầu của Cơ quan thuế.
Công văn số 16146/CT-TT&HT về ưu đãi thuế TNDN
Ngày 13/09/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 16146/CT-TT&HT về ưu đãi thuế TNDN. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo giấy chứng nhận lần đầu ngày 28/10/2013 do Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cấp (thời gian hoạt động của dự án là 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu đến ngày 30/9/2018), địa điểm thực hiện dự án: số 12B, đường Tiên Phong 7, KCN Mapletree Bình Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, mục tiêu dự án: sản xuất khuôn dùng cho sản xuất sản phẩm. Tính đến năm 2014 nếu Công ty đáp ứng điều kiện ưu đãi thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi) và triển khai thực hiện theo đúng mục tiêu, đúng tiến độ dự án đầu tư thì Công ty được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại, kể từ kỳ tính thuế năm 2015 miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong bốn năm tiếp theo. Trường hợp Công ty không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
Đối với dự án đầu tư của Công ty đáp ứng điều kiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ KCN nằm trên địa bàn có điều kiện KTXH thuận lợi) thì thu nhập dự án này ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện thực tế đáp ứng (thời gian hoạt động của dự án là 05 năm) và hết thời gian hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu, doanh nghiệp có gia hạn thời gian hoạt động của dự án thì doanh nghiệp không được ưu đãi thuế TNDN theo dự án đầu tư mới đối với thời gian gia hạn.
Công ty tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Công văn số 17478/CT-TT&HT về ưu đãi thuế TNDN đầu tư mở rộng
Ngày 26/09/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 17478/CT-TT&HT về ưu đãi thuế TNDN đầu tư mở rộng. Nội dung cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 6, Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính và điểm 1.4, khoản 1, Mục B, Phần I Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản” thì về nguyên tắc khi doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành. Do đó khi Công ty tăng tài sản theo hình thức thuê tài chính thì vẫn được xét là TSCĐ tăng thêm để hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định.
Công văn số 13119/CT-TT&HT về việc ưu đãi thuế TNDN
Ngày 02/08/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 13119/CT-TT&HT về việc ưu đãi thuế TNDN. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư lần đầu do Ban quản lý các khu công nghiệp cấp ngày 14/09/2012 và thay đổi lần thứ 1 ngày 21/08/2013, chính thức đi vào hoạt động năm 2012 và có doanh thu năm 2013 để thực hiện dự án đầu tư: Gia công cơ khí chính xác, nhiệt luyện có trụ sở thực hiện dự án tại địa chỉ Lô C3.7, đường Đ1, KCN Đồng An 2, P, Hòa Phú, tỉnh Bình Dương.
Nếu Công ty thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ dự án đầu tư, đáp ứng điều kiện về dự án đầu tư mới thực hiện trong khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định như trên cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015, Cụ thể: Công ty áp dụng thuế suất thuế TNDN 22% (từ năm 2016 áp dụng thuế suất 20%), được miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong bốn năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
Công ty tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Công văn số 13533/CT-TT&HT về việc chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất
Ngày 10/08/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 13533/CT-TT&HT về việc chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất khi bán sản phẩm do Công ty sản xuất ra vào thị trường nội địa thì Công ty phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại, hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp địa nội là hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ và khi xuất bán Công ty sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Trường hợp ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất còn được cấp phép để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam (bao gồm cả hoạt động giao dịch mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán – gọi chung là hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định. Thuế suất thuế GTGT áp dụng tương ứng cho từng loại hàng hóa. Doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa và thực hiện mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất, đồng thời phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, công ty phải kê khai nộp thuế riêng.
Về thủ tục hải quan: Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì khi bán hàng vào nội địa, doanh nghiệp chế xuất mở tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai nhập khẩu hàng hóa theo loại hình tương ứng, chính sách mặt hàng, chính sách thuế thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Công văn số 14284/CT-TT&HT chi phí cho nhân viên đi công tác nước ngoài
Ngày 23/08/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 14284/CT-TT&HTchi phí cho nhân viên đi công tác nước ngoài. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty cử nhân viên đi công tác ở nước ngoài nhằm phục vụ hoạt động SXKD của Công ty nếu có đầy đủ hoá đơn, chứng từ thì các khoản chi phí phát sinh ở nước ngoài Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Cơ sở để hạch toán vào chi phí được trừ là quyết định cử người đi công tác, nêu cụ thể lý do đi công tác kèm theo hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của nước sở tại, trên đó phải ghi rõ tên người đi công tác, tên, địa chỉ, mã số thuế của Công ty; đồng thời, hóa đơn, chứng từ hợp pháp ghi bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
Công văn số 14712/CT-TT&HT về chính sách thuế
Ngày 30/08/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 14712/CT-TT&HT về thuế suất thuế GTGT và thuế nhà thầu. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) mua hàng hóa hoặc đặt gia công hàng hóa của doanh nghiệp nội địa sau đó bán hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài khác tại kho ngoại quan trong lãnh thổ Việt Nam thì hoạt động giao hàng từ kho ngoại quan không phải là hoạt động mang tính phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu giữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công. Do đó, doanh nghiệp nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC. Doanh nghiệp nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế TNDN đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam theo quy định.
Công văn số 47484/CT-TTHT về việc khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc
Ngày 09/07/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 47484/CT-TTHT về việc khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp sau khi kết thúc Hợp đồng thử việc trên, Công ty ký Hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên với người lao động thì Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần trước khi chi trả cho người lao động tính cả thời gian thử việc.
Trường hợp sau khi kết thúc Hợp đồng thử việc, Công ty không ký Hợp đồng lao động với người lao động thì Công ty phải khấu từ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% khi chi trả đối với khoản thu nhập của người lao động trong thời gian thử việc từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
Trường hợp trong năm quyết toán thuế người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của người lao động sau khi từ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động làm cam kết theo mẫu số 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính gửi Công ty. Căn cứ vào cam kết của người lao động, Công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% khi trả thu nhập cho người lao động. Người lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam kết của mình và phải có mã số thuế tại thời điểm cam kết, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Công văn số 48083/CT-TTHT về việc hạch toán chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Ngày 10/07/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 48083/CT-TTHT về việc hạch toán chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty là đối tượng nộp thuế TNDN theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thì:
– Về chi phí lãi vay: Công ty xác định chi phí lãi vay được từ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
– Về việc chuyển chi phí lãi vay vượt quá mức khống chế theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP nêu trên ra nước ngoài để trả nợ không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế.
– Về hạch toán chi phí nộp thay thuế nhà thầu tương ứng với khoản chi phí lãi vay vượt quá 20% EBITDA: Trường hợp theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, doanh thu nhà thầu nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp thì Công ty hạch toán chi phí thuế TNDN nộp thay cho nhà thầu nước ngoài vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Khoản 2.37 Điều số 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) nếu chi phí này phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty và đáp ứng các điều kiện về chi phí được trừ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC).
Công văn số 48090/CT-TTHT về thời gian trích khấu hao đối với tài sản thuê tài chính
Ngày 10/07/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 48090/CT-TTHT về thời gian trích khấu hao đối với tài sản thuê tài chính. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp công ty thuê tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính), hết thời gian thuê tài chính, công ty mua lại các TSCĐ đó thì công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu công ty. Về thời gian trích khấu hao TSCĐ, đề nghị công ty căn cứ vào tình trạng thực tế của TSCĐ thuê tài chính (còn mới hoặc đã qua sử dụng) để xác định theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC nêu trên.
Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, công ty thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong trường hợp hợp đồng thuê tài chính, thì công ty được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Phần trích khấu hao nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 và không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công văn số 41659/CT-TTHT trả lời thuế TNDN, TNCN đối với chi phí phúc lợi.
Ngày 19/6/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 41659/CT-TTHT trả lời thuế TNDN, TNCN đối với chi phí phúc lợi. Nội dung cụ thể như sau:
- Về thuế TNDN:
Trường hợp Công ty có quy định chi tiền nghỉ mát trực tiếp cho người lao động là khoản chi có tính chất phúc lợi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, đồng thời tổng số chi nghỉ mát và các khoản chi có tính chất phúc lợi khác của Công ty không quá 01 tháng hạch toán vào chi phí được trừ lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế, thì các khoản chi tiền nghỉ mát này được khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Về thuế TNCN:
Trường hợp khoản chi nghỉ mát do Công ty chi trả cho người lao động nếu nội dung chi trả ghi rõ tên các cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Công văn số 43767/CT-TTHT trả lời chính sách thuế.
Ngày 26/6/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 43767/CT-TTHT trả lời chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có quan hệ liên kết với Công ty mẹ ở nước ngoài, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP có phát sinh giao dịch liên kết (giao dịch Công ty mẹ bảo lãnh cho khoản vay của Công ty tại các ngân hàng) và giao dịch phát sinh với các bên độc lập (giao dịch giữa Công ty và các ngân hàng) thì Công ty xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Trong đó chi phí lãi vay xác định theo nguyên tắc nêu trên là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của Công ty (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ các bên liên kết hay từ các bên độc lập).
Công văn số 9644/CT-TTHT về chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế
Ngày 25/5/2018, Cục thuế Tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 9644/CT-TTHT về chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp
1/ Trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi thưởng cho nhân viên ưu tú bằng tiền hoặc bằng hiện vật, nếu thực tế trong giai đoạn đầu tư sản xuất thử sản phẩm Công ty có phát sinh các khoản chi phí như sau:Công ty có chi trả và có đầy đủ chứng từ phù hợp với hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể, quy chế tiền lương của Công ty; đồng thời có tính khoản thu nhập từ khoản chi thưởng bằng tiền, bằng hiện vật vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động, thì Công ty được hạch toán các khoản chi này vào chi phi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
2/ Trường hợp Công ty có chi trả khoản chi phí tổ chức cho nhân viên đi du lịch hàng năm, nếu tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của Công ty thì Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
3/ Trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi phí tiếp khách, nếu các khoản chi phí tiếp khách trên đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì được đưa vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4/ Trường hợp Công ty có phát sinh chi phí tiền ăn giữa ca cho nhân viên của Công ty, nếu Công ty chi bằng hình thức mua xuất ăn hoặc chi bằng tiền mặt thì khoản chi này phải đảm bảo hóa đơn, chứng từ theo quy định, đồng thời phải được thỏa thuận tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
5/ Trường hợp Công ty có phát sinh chi trả các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đảm bảo đầy đủ hóa đơn chứng từ và thanh toán không dùng mặt đối với hóa đơn từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên theo quy định thì được đưa vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công văn số 22456/CT-TTHT về chính sách thuế
Ngày 23/4/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 22456/CT-TTHT trả lời về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty của độc giả cử nhân viên đi công tác nước ngoài có phát sinh chi phí tại nước được cử đến có đầy đủ các hóa đơn, chứng từ phù hợp với quy định của nước sở tại; và các khoản chi phí này phải được dịch sang tiếng Việt theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN.
Thông tư số 25/2018/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ
Ngày 16/3/2018, Bộ Tài chính đã ban hành số Thông tư số 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến các khoản chi phí được trừ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính), Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
– Bổ sung quy định: “Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn hoặc chuyển nhượng toàn bộ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật, nếu có chuyển giao tài sản thì doanh nghiệp nhận chuyển nhượng chỉ được trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ đối với các tài sản chuyển giao đủ điều kiện trích khấu hao theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán tại doanh nghiệp chuyển nhượng”.
– Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động vượt định mức quy định (03 triệu đồng/tháng/người) hoặc không ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hồ sơ sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN.
– Tăng mức chi được trừ khi tính thuế TNDN đối với các khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động,… lên tối đa 03 triệu đồng/tháng/người, nhưng phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng Công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng Công ty;
+ Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về nghĩa vụ bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
Công văn số 11499/CT-TTHT về xác định chi phí được trừ trong trường hợp phạt vi phạm hợp đồng
Ngày 26/3/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 11499/CT-TTHT về xác định chi phí được trừ trong trường hợp phạt vi phạm hợp đồng. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi về tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế với khách hàng thì khi chi tiền Công ty lập chứng từ chi tiền. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, chứng từ chi tiền Công ty thực hiện xác định tính vào chi phí được trừ theo quy định của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công văn số 574/TCT-DNL về xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Ngày 12/02/2018, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 574/TCT-DNL về xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty không hạch toán riêng được thu nhập chịu thuế cũng như doanh thu, chi phí của dự án Chi nhánh thì Công ty thực hiện xác định thu nhập của Chi nhánh theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư của Chi nhánh đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.
Trường hợp năm 2015, 2016 Công ty có các khuôn mẫu đáp ứng điều kiện là TSCĐ đầu tư của Công ty đặt tại địa điểm sản xuất của nhà cung cấp linh kiện trong nước và các khuôn mẫu này chỉ sử dụng để sản xuất linh kiện cung cấp cho Công ty (trong đó có Chi nhánh) theo điều khoản ký kết giữa Công ty và các Nhà cung cấp linh kiện trong nước tại Hợp đồng gia công thì Công ty thực hiện phân bổ nguyên giá khuôn mẫu là TSCĐ đầu tư khi xác định tỷ lệ nguyên giá TSCĐ đầu tư đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh trên tông nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp để xác định thu nhập chịu thuế của Chi nhánh, cụ thể:
– Nếu nguyên giá khuôn mẫu là TSCĐ đầu tư nằm trong phạm vi vốn đầu tư đăng ký ban đầu của dự án Chi nhánh (theo Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất) thì phần thu nhập tăng thêm từ hoạt động đầu tư khuôn mẫu này được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo hướng dẫn tại Công văn số 481/BTC-TCT ngày 29/07/2014 cuả Bộ Tài chính.
– Nếu nguyên giá khuôn mẫu là TSCĐ đầu tư vượt trên phần vốn đầu tư đăng ký ban đầu của dự án Chi nhánh (theo Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất) thì phần thu nhập tăng thêm từ hoạt động đầu tư khuôn mẫu này được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định đối với hoạt động đầu tư mở rộng tại Khoản 4 Điều 10, Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.
Công văn số 1198/CT-TTHT về chi phí tiền lương của người nước ngoài theo thư bổ nhiệm
Ngày 09/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn 1198/CT-TTHT về chi phí tiền lương của người nước ngoài. Nội dung cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:
- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
- b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Trường hợp Công ty chi trả tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công cho lao động người Nhật được Công ty mẹ cử sang làm việc theo thư bổ nhiệm và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2.6.b Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản tiền chi trả cho người lao động nói trên.
Công văn số 1990/CT-TTHT về lãi tiền vay
Ngày 15/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1990/CT-TTHT về lãi tiền vay từ giao dịch liên kết. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có phát sinh giao dịch liên kết thì Công ty xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Trong đó chi phí lãi vay xác định theo nguyên tắc nêu trên là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của công ty (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ các bên liên kết hay từ các bên độc lập).
Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của Công ty (hay còn gọi là chỉ số EBITDA) nhỏ hơn 0 thì toàn bộ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế của Công ty không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công văn số 4881/CT-TTHT về chi phí thuế TNCN nộp thay người lao động
Ngày 30/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4881/CT-TTHT về chi phí thuế TNDN nộp thay người lao động. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp ông X có quốc tịch Nhật Bản, được Công ty mẹ tại Nhật cử sang Việt Nam công tác và bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc tại Việt Nam, sau đó Công ty tại Việt Nam ký hợp đồng lao động với Ông X, trong đó quy định rõ tất cả các khoản thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ nguồn thu tại Việt Nam và Nhật Bản sẽ do Công ty con chi trả thì khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của đơn vị nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Công văn số 4996/CT-TTHT về chi phí được trừ đối với khoản chi lương tháng 13
Ngày 30/01/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4996/CT-TTHT về chi phí được trừ đối với khoản chi lương tháng 13. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp trước năm 2017 kỳ tính thuế TNDN của Công ty áp dụng theo năm dương lịch, đến năm 2017 Công ty lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/10 năm này sang 30/09 năm sau, thì kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2017 được tính từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 30/09/2017.
Trường hợp Công ty có trích trước lương tháng thứ 13 trong năm 2017 nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2017 mà chưa thực hiện chi thì khoản trích trước này không đủ điều kiện hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2017.
Trường hợp đến tháng 01/2018 (thuộc kỳ tính thuế từ 01/10/2017 đến hết 30/09/2018), Công ty có thực hiện chi tiền lương tháng thứ 13 thì Công ty được tính vào chi phí được trừ của năm tài chính thực chi (01/10/2017 đến hết 30/09/2018) đối với khoản chi tiền lương cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
Công văn số 68556/CT-TTHT ngày 20/10/2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNDN trong thời gian ngừng sản xuất để sửa chữa nhà xưởng
Công văn số 68556/CT-TTHT NGÀY 20/10/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn:
Trường hợp Công ty phải dừng sản xuất 3 tháng để sửa chữa nhà xưởng đi thuê do bị xuống cấp nhưng trong thời gian dừng sản xuất, Công ty vẫn tiến hành các hoạt động xuất bán hàng hóa. Trường hợp trong thời gian này, Công ty vẫn phát sinh các chi phí về tiền lương, tiền ăn ca, chi phí xăng xe đưa đón công nhân, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, chi phí thuê nhà xưởng đáp ứng đủ các điều kiện xác định chi phí được trừ và không thuộc các khoản chi không được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC thfi được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Đối với số thuế GTGT đầu vào của chi phí sửa chữa nhà xưởng đi thuê được khấu trừ theo quy định nếu đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Công văn số 3181/TCT-KK ngày 18 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước trường hợp phân bổ thuế TNDN
Công văn số 3181/TCT-KK hướng dẫn lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước khi phân bổ thuế Thu nhập doanh nghiệp như sau:
Trường hợp Công ty có thành lập các chi nhánh trực thuộc hạch toán phụ thuộc của Công ty thì khi lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước để phân bổ thuế Thu nhập doanh nghiệp cho các chi nhánh trực thuộc nêu trên, Công ty sử dụng mã số thuế của trụ sở chính (mã số thuế 10 số).
Công văn số 2944/TCT-TNCN ngày 04 tháng 07 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN, thuế TNDN đối với khoản nhà ở cho người lao động
Theo Công văn số 2944/TCT-TNCN hướng dẫn chính sách thuế TNCN, thuế TNDN đối với khoản lợi ích nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo cho người lao động như sau:
Trường hợp, khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN người lao động.
Về việc xác định chi phí khấu hao tài sản cố định đối với căn hộ do Công ty đầu tư cho lao động người nước ngoài ở thì được hướng dẫn tại Công văn số 4723/TCT-CS ngày 27/10/2014 như sau:
Trường hợp Công ty mua căn hộ để cho chuyên gia nước ngoài ở, nếu tại Hợp đồng lao động ký với chuyên gia nước ngoài quy định Công ty chi trả tiền lương (không bao gồm tiền nhà ở) và chịu trách nhiệm bố trí nơi ở cho chuyên gia trong thời gian công tác tại Việt Nam thì được trích khấu hao đối với căn hộ do Công ty mua và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân năm 2016 của tổng cục thuế
Ngày 3/3/2017, Tổng cục Thuế đã ban hành hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN), hỗ trợ cá nhân, tổ chức thuận lợi hơn trong việc quyết toán thuế TNDN, TNCN năm 2016.
Với quyết toán thuế TNDN, hướng dẫn của Tổng cục Thuế tập trung vào các nội dung: Các căn cứ pháp lý để xác định số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế TNDN năm 2016; Những lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế TNDN năm 2016; Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016.
Quyết toán thuế TNCN, gồm: Chính sách thuế TNCN, công tác chỉ đạo địa phương, công tác tuyên truyền, hỗ trợ kê khai điện tử; Căn cứ pháp lý thực hiện quyết toán thuế TNCN 2016; Chính sách Quyết toán thuế TNCN năm 2016; Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2016; Hình thức Quyết toán thuế TNCN năm 2016; Giảm trừ gia cảnh năm 2016.; Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN 2016.
Công văn số 83303/CT-THHT về ưu đãi thuế TNDN
Ngày 28/12/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 83303/CT-THHT về ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư mở rộng không thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Nội dung cụ thể như sau:
Về việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để được hưởng ưu đãi thuế TNDN:
Về nguyên tắc, việc xác định ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư mở rộng căn cứ theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN và điều kiện thực tế đáp ứng của doanh nghiệp để xác định ưu đãu thuế thuế theo quy định.
Về ưu đã thuế đối với dự án đầu tư mở rộng của Công ty:
Theo trình bày năm 2015 Công ty có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất tại khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội (không nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hôi thuận lợi), tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư thì Công ty được lựa chọn hưởng ưu đãi thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, cụ thể: miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính, Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
Công văn số 58607/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Ngày 28/08/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 58607/CT-TTHT về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài (NTNN) ký hợp đồng cho phép Công ty được sử dụng hình ảnh là bản quyền của NTNN trên sản phẩm của Công ty mà phát sinh khoản thu nhập được trả cho quyền sử dụng nhãn hiệu phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì khoản thu nhập này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 10% (nếu áp dụng theo phương pháp khấu trừ) hoặc tỷ lệ (%) thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế là 5% (nếu áp dụng theo phương pháp trực tiếp) và chịu thuế TNDN theo tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 10%.
Cục thuế Thành phố Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực hiện.
Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Ngày 28/4/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (“Nghị định 20”). Thông tư này có những nội dung quan trọng như sau:
Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn các đối tượng áp dụng của Nghị định 20 thực hiện một số quy định về phân tích so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết, kê khai thông tin, lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và áp dụng quy định miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định 20;
Phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để so sánh, xác định giá giao dịch liên kết;
Các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết;
Kê khai thông tin quan hệ liên kết, giao dịch liên kết và lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết;
Miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết;
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định 20 có hiệu lực thi hành (ngày 01/05/2017). Bãi bỏ Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết và Mẫu số 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính.
Công văn số 15764/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế
Ngày 07/04/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 15764/CT-TTHT về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
“Trường hợp Công ty nhận được khoản hỗ trợ bằng tiền để duy trì hoạt động từ Công ty mẹ tại nước ngoài thì khoản thu nhập này được hạch toán vào thu nhập khác. Công ty thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định.”
Công văn số 158/TCT-CS về hạch toán khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp
Ngày 12/01/2017, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 158/TCT-CS hướng dẫn các Cục Thuế về việc hạch toán khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp. Nội dung cụ thể như sau:
Tổng cục Thuế nhận được công văn của một số Cục Thuế và doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn về chi phúc lợi, khen thưởng cho người lao động. Ngày 19/8/2016, Bộ Tài chính đã có công văn số 11644/BTC-TCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ngày 28/10/2016, Văn phòng Chính phủ có công văn số 9247/VPCP-KTTH gửi Bộ Tài chính về hạch toán khoản chi phúc lợi, khen thưởng của doanh nghiệp. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9247/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ nêu trên, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 của Chính phủ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước trong năm có các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phúc lợi theo quy định thì cần đảm bảo nguyên tắc một khoản chi phúc lợi không hạch toán trùng từ hai nguồn (tính vào chi phí và nguồn quỹ phúc lợi).
Công văn số 3858/CT-TTHT về trả lời chính sách thuế
Ngày 25/01/2017, Cục thuế thành phố Hà Nội đã ban hành công văn số 3858/CT-TTHT, trong đó có điểm lưu ý như sau:
Tại thời điểm cuối năm tài chính, Công ty thực hiện đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm gồm tiền gửi ngân hàng ngoại tệ và các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì đối với chỉ tiêu [B7]-Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác (thuộc Tờ khai quyết toán thuế TNDN-mẫu số 03/TNDN), Công ty chỉ được ghi vào chỉ tiêu này các khoản lãi phát sinh do chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ trong giai đoạn từ khi phát sinh giao dịch cho đến thời điểm được đánh giá lại. Công ty phải thực hiện việc tính toán các khoản lãi đã thực hiện nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước cho từng khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ được thực hiện trong năm.
Trường hợp khi phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì Công ty được kê khai bổ sung nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của Công ty.
Ngày 23/04/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 3323/CT-TTHT về thuế TNDN, theo đó:
Việc quyết toán thuế TNDN để làm căn cứ cổ phần hóa không có giá trị thay thế cho nghĩa vụ quyết toán thuế TNDN hàng năm. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp đã nộp quyết toán thuế để làm căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thì cuối năm vẫn phải khai quyết toán lại lần nữa cho khoảng thời gian đã quyết toán đó.
Ngày 05/04/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 2549/CT-TTHT về niên độ kế toán, theo đó:
Quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 78/2014/TTBTC, Công ty được chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN từ năm tài chính sang năm dương lịch, nếu muốn. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN, Công ty phải đăng ký thay đổi thông tin tại Sở Kế hoạch & Đầu tư địa phương. Đồng thời, phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN và báo cáo tài chính của năm chuyển đổi trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm chuyển đổi (điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC).
Ngày 19/01/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 559/CT-TTHT về chính sách thuế TNDN, theo đó:
Quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 96/2015/TT-BTC), doanh nghiệp chỉ được hạch toán các khoản chi tài trợ gồm: tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, tình thương; tài trợ cho nghiên cứu khoa học; tài trợ cho đối tượng chính sách theo quy định pháp luật, tài trợ cho địa phương khó khăn theo chương trình của nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản chi từ thiện ngoài các khoản chi tài trợ nêu trên thì không được hạch toán vào chi phí hợp lý.
Ngày 22/03/2018 Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh ban hành Công văn số 2117/CT-TTHT về chính sách thuế TNDN, theo đó:
Trường hợp Công ty kinh doanh ngành nghề khác nhưng có phát sinh hoạt động chuyển nhượng BĐS thì phải kê khai nộp thuế TNDN riêng theo quy định tại Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng nếu hạch toán riêng được phần chi phí liên quan đến BĐS chuyển nhượng thì được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp không thể hạch toán riêng thì phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng BĐS so với tổng doanh thu.
Ngày 16/03/2018 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 25/2018/TT-BTC về việc hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, theo đó:
Về thuế GTGT, doanh nghiệp được phục hồi chính sách hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu. Ngoài ra, hàng xuất khẩu sản xuất từ TNKS nếu đã chế biến thành sản phẩm khác hoặc chế biến theo quy trình khép kín sẽ được hưởng thuế GTGT 0%. Về thuế TNDN, có sửa đổi một số quy định quan trọng sau: – Đối với TSCĐ được chuyển giao theo hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, bên nhận chuyển nhượng chỉ được khấu hao theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của bên chuyển nhượng. – Tăng hạn mức hạch toán chi phí mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động từ 1 lên 3 triệu đồng/người/tháng. – Tuy nhiên, khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động lại bị khống chế ở hạn mức không quá 3 triệu đồng/người, thay vì trước đó không khống chế. Về thuế TNCN, khoản thu nhập bị đánh thuế theo diện “chuyển nhượng chứng khoán” không bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, chỉ gồm thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu trong công ty cổ phần. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2018.
Ngày 28/03/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 12185/CT-TTHT về thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, theo đó:
Quy định tại tiết a khoản 1 Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thời điểm kê khai nộp thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS là thời điểm bàn giao cho người mua. Quy định này không phân biệt bên mua đã đăng ký quyền sở hữu BĐS tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay chưa. Tại thời điểm bàn giao BĐS, Công ty bắt buộc phải kê khai nộp thuế TNDN, cho dù khách hàng chưa đi đăng ký sở hữu.
Ngày 29/03/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1063/TCT-KK về chính sách thuế khi thực hiện tách doanh nghiệp, theo đó:
Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ thì phải chia tương ứng với giá trị tài sản được chuyển cho công ty bị tách và công ty được tách. Đối với số thuế TNDN nộp thừa thì được chia tách theo nghị quyết của công ty bị tách. Theo Điều 193 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
Ngày 28/12/2017 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5960/TCT-DNL về việc không sử dụng hết 70% nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, theo đó:
Quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, sau thời hạn trích lập Quỹ phát triển KH&CN 5 năm, nếu doanh nghiệp sử dụng không hết 70% số quỹ đã trích thì phải truy nộp thuế TNDN tính trên phần quỹ còn lại kèm theo lãi suất tương ứng với số tiền thuế đó. Thuế suất dùng để tính số thuế TNDN phải truy nộp là thuế suất áp dụng tại thời điểm (năm) trích lập quỹ. Lãi suất tính lãi là lãi suất trái phiếu kho bạc hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn 1 năm áp dụng tại thời điểm (năm) thu hồi và thời gian tính lãi là 2 năm. Cần lưu ý, khoản tiền lãi phát sinh của phần thuế TNDN phải truy nộp do không sử dụng hết 70% Quỹ KH&CN không được coi là chi phí hợp lý. Download Ngày 15/01/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 1990/CT-TTHT về việc trả lời chính sách thuế, theo đó: Quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP, khi doanh nghiệp vay vốn của các bên có quan hệ liên kết thì chỉ được hạch toán chi phí lãi vay tối đa không quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ. BẢN TIN THÁNG 2 Page 4 Với quy định này, doanh nghiệp chỉ được hạch toán chi phí lãi vay có yếu tố quan hệ liên kết khi tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ (còn gọi là chỉ số EBITDA) lớn hơn 0, tức có lợi nhuận. Ngược lại, nếu chỉ số EBITDA trong kỳ nhỏ hơn 0, tức không có lợi nhuận (bị lỗ) thì toàn bộ chi phí lãi vay trong kỳ đều bị xuất toán, không được chấp nhận.
=========================
CẬP NHẬT VĂN BẢN VỀ THUẾ TNCN
Công văn số 3291/TCT-TNCN ngày 27 tháng 08 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn khai thuế, quyết toán thuế TNCN tại chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Công văn số 6553/CT-TTHT ngày 05 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hồ Chí Minh hướng dẫn thuế TNCN đối với khoản trợ cấp khi nghỉ việc
Công văn số 2465/CT-TTHT ngày 17 tháng 08 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn chính sách thuế TNCN
Công văn số 1625/CT-TTHT ngày 28 tháng 06 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn trường hợp cá nhân đã về nước nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế ở VN
Công văn số 47476/CT-TTHT ngày 29 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ hai nơi
Công văn số 47484/CT-TTHT ngày 09 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc
Công văn số 808/CT-TTHT ngày 04 tháng 05 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn thuế TNCN đối với khoản tiền học phí cho con người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Công văn số 2429/TCT-TNCN ngày 19 tháng 06 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn cách tính thu nhập từ tiền thuê nhà
Công văn số 1577/TCT-TNCN ngày 27 tháng 04 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN đối với người nước ngoài đến công tác tại Việt Nam
Công văn số 1523/TCT-TNCN ngày 23 tháng 04 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn giảm trừ phụ thuộc cho người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động
Công văn số 1827/TCT-TNCN ngày 17 tháng 05 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn về công thức tính thuế TNCN và phân bổ thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài
Công văn số 668/TCT-TNCN ngày 27 tháng 02 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn về khoản chi phí bảo hiểm đóng tại nước ngoài
Công văn số 276/TCT-TNCN ngày 17 tháng 01 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn uỷ quyền quyết toán thuế TNCN và hoàn thuế TNCN
Công văn số 16144/CT-TT&HT về chi phí khoán cho nhân viên đi công tác
Công văn số 48085/CT-TTHT về hồ sơ giao dịch liên kết
Công văn số 16034/CT-TTHT về khấu trừ thuế TNCN
Công văn số 9841/CT-TTHT về chính sách thuế TNCN đối với cá nhân cư trú người Nhật Bản
Công văn số 439/TCT-TNCN về hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân
Công văn số 5392/TCT-TNCN ngày 23 tháng 11 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn khai thuế đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
Công văn số 5442/TCT-TNCN ngày 27 tháng 11 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân khoản chi phí công tác của chuyên gia nước ngoài
Công văn số 5023/TCT-TNCN ngày 30 tháng 10 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN về khoản công tác phí và khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân
Công văn số 5249/TCT-TNCN ngày 15 tháng 11 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN khoản chi tiền học cho người lao động
Công văn số 4936/TCT-TNCN ngày 25 tháng 10 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn xác định tình trạng cư trú của cá nhân
Công văn số 68151/CT-TTHT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN
Công văn số 65143/CT-TTHT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội giải đáp chính sách thuế hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản
Công văn số 61718/CT-TTHT ngày 13 tháng 09 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN tiền thuê nhà cho chuyên gia
Công văn số 62112/CT-TTHT ngày 14 tháng 09 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn về việc giảm trừ gia cảnh
Công văn số 62383/CT-TTHT ngày 15 tháng 09 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài
Công văn số 3867/TCT-TNCN ngày 25 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN đối với khoản chi thẻ tạm trú, visa, giấy phép lao động
Công văn số 3438/TCT-TNCN ngày 02 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn kê khai, nộp thuế TNCN đối với lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Công văn số 2547/TCT-TNCN ngày 12 tháng 06 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN đối với hợp đồng nhân công thuê ngoài
Công văn số 2192/TCT-TNCN ngày 25 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn các khoản tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
công văn số 2204/TCT-TNCN ngày 25 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn quy đổi thu nhập chưa có thuế khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Công văn số 1864/TCT-TNCN ngày 09 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNCN thu nhập tiền lương và kinh doanh
Công văn số 639/TCT-TNCN ngày 28 tháng 02 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn
Công văn số 1091/TCT-TNCN ngày 27 tháng 03 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN đối với người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam
Công văn số 2037/BTC-TCT ngày 16 tháng 02 năm 2017 của bộ tài chính hướng dẫn quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài
Công văn số 5286/CT-TNCN ngày 16 tháng 02 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2016 và cấp MST người phụ thuộc
Công văn số 5765/TCT-TNCN ngày 13 tháng 12 năm 2016 của tổng cục thuế hướng dẫn người nước ngoài kê khai thuế TNCN
Công văn số 79003/CT-TTHT về thuế TNCN
Công văn số 5442/TCT-TNCN về việc kê khai thuế thu nhập cá nhân của chuyên gia nước ngoài
Công văn số 5249/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN
Công văn số 76515/CT-TTHT về chi phí được trừ đối với khoản chi hỗ trợ tiếp thị chi trực tiếp cho CBCNV
Công văn số 60968/CT-TTHT về chính sách thuế
Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử
Công văn số 3867/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN
Công văn số 2943/TCT-TNCN về quy đổi thu nhập sau thuế thành thu nhập trước thuế
Công văn số 3329/TCT-TNCN về kê khai, nộp thuế TNCN đối với lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Công văn số 48185/CT-TTHT ngày 18/7/2017 về việc trả lời chính sách thuế
Công văn số 2564/TCT-TNCN về vướng mắc trong việc xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản phụ cấp
Công văn số 2700/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN
Công văn số 2810/TCT-CS về thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để tài trợ
Công văn số 1873/TCT-TNCN về tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng
Nghị định số 47/2017/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Công văn số 1091/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN đối với người nước ngoài
Công văn số 13402/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế TNCN
Công văn số 13430/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế TNCN
Ngày 27/08/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3291/TCT-TNCN về việc khai thuế và quyết toán thuế TNCN tại chi nhánh hạch toán phụ thuộc,
Ngày 31/05/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 5026/CT-TTHT về chính sách thuế,
Ngày 23/07/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2861/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN,
Ngày 03/10/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3744/TCT-TNCN về việc kê khai thuế TNCN,
Ngày 26/09/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3646/TCT-TNCN về chính sách thuế đối với cá nhân ký hợp đồng tham gia chương trình cho thuê căn hộ/biệt thự với Công ty, theo đó
Ngày 25/07/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 51692/CT-TTHT về chính sách thuế TNCN,
Ngày 24/07/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 51502/CT-TTHT về chính sách thuế,
Ngày 30/05/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2115/TCT-KK về việc xử lý khai thuế sau thanh tra, kiểm tra thuế,
Ngày 19/06/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 41659/CT-TTHT về chính sách thuế TNDN, TNCN đối với chi phí phúc lợi,
Ngày 18/05/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1841/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN,
Ngày 14/05/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội banh hành Công văn số 29570/CT-TTHT về thuế TNCN đối với khoản chi trả cho lao động đang hƣởng lƣơng hƣu,
Ngày 16/05/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1801/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN,
Ngày 05/03/2018 Cục thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 8376/CT-TTHT về việc hƣớng dẫn quyết toán thuế TNCN cho ngƣời nƣớc ngoài,
Ngày 26/01/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 760/CT-TTHT về chính sách thuế TNCN,
Ngày 05/02/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 5749/CT-TNCN về quyết toán thuế TNCN năm 2017 và cấp mã số thuế người phụ thuộc,
Ngày 17/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 276/TCT-TNCN về việc ủy quyền quyết toán thuế và hoàn thuế TNCN nộp thừa,
Ngày 04/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 49/TCT-TNCN về việc quyết toán thuế TNCN,
Ngày 22/12/2017 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5868/TCT-TNCN về việc hướng dẫn xác minh thông tin và xử lý trùng CMND trong cấp mã số thuế,
Ngày 12/10/2017 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 9947/CT-TTHT về thuế TNCN,
NỘI DUNG
Công văn số 3291/TCT-TNCN ngày 27 tháng 08 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn khai thuế, quyết toán thuế TNCN tại chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Công văn số 3291/TCT-TNCN ngày 27/08/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn khai thuế, quyết toán thuế TNCN tại chi nhánh hạch toán phụ thuộc như sau:
Trường hợp Chi nhánh Công ty hạch toán phụ thuộc, là đơn vị trực tiếp trả thu nhập cho người lao động thì Chi nhánh thực hiện khấu trừ, khai và nộp thuế TNCN. Trường hợp Công ty trực tiếp trả thu nhập cho người lao động thì Công ty thực hiện khấu trừ, khai và nộp thuế TNCN.
Công văn số 6553/CT-TTHT ngày 05 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hồ Chí Minh hướng dẫn thuế TNCN đối với khoản trợ cấp khi nghỉ việc
Công văn số 6553/CT-TTHT ngày 05/07/2018 của Cục thuế TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn thuế TNCN đối với các khoản trợ cấp khi nghỉ việc như sau:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng không xác định thời hạn với cá nhân, nay do cơ cấu lại nhân sự nên Công ty thực hiện chấm dứt hợp đồng với một số cá nhân thì các khoản Công ty chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động đã nghỉ việc được xác định như sau:
+ Đối với khoản trợ cấp thôi việc chi trả theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Bộ luật lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.
+ Đối với khoản tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc (ngoài quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động), tiền thưởng, tiền nghỉ phép chưa sử dụng nếu từ 2.000.000 đồng trở lên thì Công ty khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
Công văn số 2465/CT-TTHT ngày 17 tháng 08 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn chính sách thuế TNCN
Công văn số 2465/CT-TTHT ngày 17/08/2018 của Cục thuế Tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn chính sách thuế TNCN như sau:
– Xác định cá nhân cư trú và không cư trú: Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Công ty là người nước ngoài có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam ghi trên Thẻ tạm trú, nhưng thực tế có mặt ở Việt Nam dưới 183 ngày và không có Giấy chứng nhận cư trú của nước khác thì cá nhân được xác định là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
– Thuế TNCN đối với thu nhập của người lao động đã rời Việt Nam: Công ty có chi trả thu nhập cho lao động là người nước ngoài sau thời gian đã chấm dứt hợp đồng lao động và cá nhân người nước ngoài này đã về nước, ủy quyền cho Công ty thực hiện quyết toán thuế TNCN theo quy định, thì cá nhân người nước ngoài thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam, tổ chức chi trả có trách nhiệm thực hiện khấu trừ theo mức 20% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân và nộp vào NSNN theo quy định.
– Trường hợp Công ty đóng toàn bộ phí bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động (bao gồm phần phí bảo hiểm bắt buộc người sử dụng lao động phải nộp và phần phí bảo hiểm người lao động phải nộp theo quy định) thì khoản phí bảo hiểm người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm được tính trong thu nhập chịu thuế, nhưng được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNCN.
Công văn số 1625/CT-TTHT ngày 28 tháng 06 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn trường hợp cá nhân đã về nước nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế ở VN
Công văn số 1625/CT-TTHT ngày 28/06/2018 hướng dẫn nghĩa vụ thuế TNCN đối với chuyên gia của nhà thầu nước ngoài như sau:
Cá nhân người nước ngoài là chuyên gia được nhà thầu nước ngoài cử sang VN lắp đặt, hướng dẫn chạy thử máy móc được xác định là cá nhân không cư trú; tiền lương, tiền công do nhà thầu nước ngoài chi trả (Công ty Việt Nam không chịu bất cứ một chi phí nào) thì cá nhân phải tự kê khai và nộp thuế TNCN, hoặc cá nhân có thể ủy quyền cho Công ty bên Việt Nam kê khai và nộp thuế thay với thuế suất 20% trên tổng thu nhập phát sinh tại VN (không phân biệt nơi chi trả thu nhập tại VN hay nước ngoài) theo mẫu 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Công ty có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế TNCN của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, để Công ty cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 07 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại VN.
Trường hợp, cá nhân nước ngoài đã về nước nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế phát sinh tại VN, khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với những cá nhân nước ngoài này, nếu trong Quyết định có yêu cầu Công ty phải thực hiện khấu trừ công nợ phải trả Nhà thầu để nộp tiền thuế TNCN, tiền phạt, tiền chậm nộp của các cá nhân làm việc cho Nhà thầu, thì Công ty phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng quy định tại Điều 16 và Điều 93 Luật quản lý thuế
Số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp Công ty nộp thay cho cá nhân được trừ vào tiền phải trả cho Nhà thầu.
Công văn số 47476/CT-TTHT ngày 29 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ hai nơi
Công văn số 47476/CT-TTHT ngày 09/07/2018 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ hai nơi như sau:
Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2017 tại Chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm, cá nhân kê khai có 1 nguồn thu nhập tại Công ty A, tuy nhiên theo dữ liệu tại cơ quan thuế thì cá nhân trên có thêm thu nhập tại Công ty B (thuộc Chi cục thuế huyện Nhà Bè); nếu cá nhân cam kết không phát sinh thu nhập nào khác ngoài thu nhập tại Công ty A thì Chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2017 của cá nhân, đồng thời phối hợp với CCT huyện Nhà Bè xác minh tính chính xác trong hồ sơ khai thuế của Công ty B.
Tổ chức, cá nhân có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật quản lý thuế.
Công văn số 47484/CT-TTHT ngày 09 tháng 07 năm 2018 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc
Công văn số 47484/CT-TTHT ngày 09/7/2018 hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN trong trường hợp Công ty ký Hợp đồng thử việc với người lao động như sau:
– Trường hợp sau khi kết thúc Hợp đồng thử việc trên, Công ty ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên với người lao động thì Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần trước khi chi trả cho người lao động tính cả thời gian thử việc.
– Trường hợp sau khi kết thúc Hợp đồng thử việc, Công ty không ký hợp đồng lao động với người lao động thì Công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% khi chi trả đối với khoản thu nhập của người lao động trong thời gian thử việc từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
– Trường hợp trong năm quyết toán thuế người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của người lao động sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động làm cam kết theo mẫu số 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. Căn cứ vào cam kết của người lao động, Công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% khi chi trả thu nhập cho người lao động. Người lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam kết của mình và phải có mã số thuế tại thời điểm cam kết, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Công văn số 808/CT-TTHT ngày 04 tháng 05 năm 2018 của cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn thuế TNCN đối với khoản tiền học phí cho con người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Công văn số 808/CT-TTHT ngày 04/05/2018 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn thuế TNCN đối với khoản tiền học phí cho con người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam như sau:
Trường hợp Công ty có ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài, trong hợp đồng có ghi rõ khoản chi tiền học phí cho con của người lao động học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông, được Công ty chi trả không trái với quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công có đầy đủ hoá đơn, chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường Quốc tế Hàn Quốc Hà Nội – nơi con người nước ngoài đang theo học là đơn vị trực thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục đích lợi nhuận. Trường Quốc tế Hàn Quốc Hà Nội không sử dụng hoá đơn, chỉ có chứng từ là giấy yêu cầu thanh toán chi phí học tập và biên lai thu tiền do trường cung cấp khi thu học phí. Do đó, chứng từ để xác định chi phí là chứng từ thu tiền học phí có ghi đầy đủ thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế của Công ty cùng với chứng từ chi (không dùng tiền mặt) của Công ty theo quy định là căn cứ để Công ty hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và khoản chi phí này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động khi tính thuế TNCN.
Các khoản chi phí tiền nhập học đầu năm, tiền xe đưa đón, tiền ăn, … không phải là học phí cho con của người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN.
Công văn số 2429/TCT-TNCN ngày 19 tháng 06 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn cách tính thu nhập từ tiền thuê nhà
Công văn số 2429/TCT-TNCN hướng dẫn cách tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền thuê nhà như sau:
Trường hợp văn phòng thỏa thuận trả lương cho người lao động theo hình thức:
Lương có bao gồm thuế và Khoản lợi ích khác Văn phòng trả hộ (thuê nhà …) theo hình thức lương không bao gồm thuế thì Văn phòng thực hiện quy đổi khoản lợi ích khác Văn phòng trả hộ (thuê nhà …) (NET) sang thu nhập có thuế, trước khi xác định tiền thuê nhà được tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 92/2014/TT-BTC ngày 15/06/2015. Sau đó văn phòng tổng hợp số tiền thuê nhà được xác định như nêu trên với khoản tiền lương (GROSS) mà người lao động được nhận để tính ra số tiền thuế TNCN mà người nộp thuế phải nộp trong kỳ.
Công văn số 1577/TCT-TNCN ngày 27 tháng 04 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN đối với người nước ngoài đến công tác tại Việt Nam
Công văn số 1577/TCT-TNCN ngày 27/04/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn chính sách thuế TNCN đối với cá nhân nước ngoài được cử đến công tác tại Việt Nam như sau:
Đối với các quốc gia đã ký kết Hiệp định Tránh đánh Thuế hai lần với Việt Nam thì các cá nhân người nước ngoài được tổ chức nước ngoài cử đến công tác tại Việt Nam nếu thoả mãn 3 điều kiện tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì các cá nhân này không thuộc đối tượng nộp thuế tại Việt Nam, bao gồm:
– Người nước ngoài có mặt tại Việt Nam không quá 183 ngày trong năm dương lịch có liên quan, và
– Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Việt Nam, và
– Số tiền công không phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Việt Nam
Công văn số 1523/TCT-TNCN ngày 23 tháng 04 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn giảm trừ phụ thuộc cho người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động
Công văn số 1523/TCT-TNCN ngày 23/04/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn giảm trừ người phụ thuộc như sau:
Trường hợp bà nội/dì ruột của người nộp thuế là cá nhân ngoài độ tuổi lao động đã được chính quyền sở tại nơi người phụ thuộc cư trú xác nhận điều kiện không nơi nương tựa thì người nộp thuế được khai giảm trừ gia cảnh cho bà nội/dì ruột khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp em ruột của người nộp thuế là cá nhân trong độ tuổi lao động, để là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
– Bị khuyết tật, không có khả năng lao động
Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Công văn số 1827/TCT-TNCN ngày 17 tháng 05 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn về công thức tính thuế TNCN và phân bổ thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài
Công văn số 1827/TCT-TNCN ngày 17/05/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn Công thức tính thuế TNCN và Phân bổ thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài như sau:
- Về công thức tính thuế TNCN:
Trường hợp ông Nguyễn Văn A là cá nhân cư trú ở Việt Nam, nhận được thu nhập không bao gồm thuế TNCN (thu nhập net) tại Văn phòng đại diện và nhận được thu nhập không bao gồm thuế TNCN (thu nhập net) tại Công ty X tại nước ngoài thuộc cùng tập đoàn thì:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế | = | Thu nhập thực nhận | + | Các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) | – | Các khoản giảm trừ |
Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).
- Về phân bổ thuế đã nộp ở nước ngoài:
Trường hợp ông Nguyễn Văn A là cá nhân cư trú tại Việt Nam, nhận được thu nhập không bao gồm thuế TNCN (thu nhập net) tại Văn phòng đại diện và nhận được thu nhập không bao gồm thuế TNCN (thu nhập net) tại Công ty X tại nước ngoài thuộc cùng tập đoàn tại nước có ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài trên phần thu nhập nhận được tại Công ty X. Số thuế được trừ không được vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
Công văn số 668/TCT-TNCN ngày 27 tháng 02 năm 2018 của tổng cục thuế hướng dẫn về khoản chi phí bảo hiểm đóng tại nước ngoài
Công văn số 668/TCT-TNCN ngày 27/02/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về khoản phí bảo hiểm đóng tại nước ngoài được trừ vào thu nhập cá nhân như sau:
Trường hợp cá nhân là người nước ngoài thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại nước ngoài tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc của quốc gia nơi cá nhân mang quốc tịch tương tự như các khoản bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì các khoản bảo hiểm đó được trừ vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân. Cá nhân cần xuất trình các chứng từ chứng minh các khoản bảo hiểm đã đóng tại nước ngoài để có cơ sở khấu trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Công văn số 276/TCT-TNCN ngày 17 tháng 01 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn uỷ quyền quyết toán thuế TNCN và hoàn thuế TNCN
Công văn số 276/TCT-TNCN ngày 17/01/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN và hoàn thuế TNCN nộp thừa như sau:
Về ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Trường hợp Công ty đã nhận ủy quyền quyết toán của cá nhân người lao động nước ngoài để quyết toán thay nhưng vẫn cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN là chưa đúng theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC. Do đó, Công ty phải thu hồi chứng từ khấu trừ đã cấp cho các cá nhân cư trú có ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Về hoàn thuế TNCN nộp thừa: Trường hợp Công ty đã cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho các cá nhân không cư trú theo số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ thừa, khi thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân, Công ty phải thu hồi chứng từ khấu trừ đã cấp cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp Công ty không thu hồi được chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân không cư trú thì Công ty không thực hiện hoàn thuế nộp thừa đối với các cá nhân không cư trú đó. Khi cá nhân không cư trú có nhu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa thì thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 57 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Công văn số 16144/CT-TT&HT về chi phí khoán cho nhân viên đi công tác
Ngày 13/09/2018, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 16144/CT-TT&HT về chi phí khoán cho nhân viên đi công tác. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác nhằm phục vụ hoạt động SXKD của Công ty, nếu được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể và Công ty thực tế có chi tiền cho người lao động bằng hình thức chi tiền mặt hoặc chuyển khoản theo quy định của Công ty thì Công ty được hạch toán khoản khoán công tác phí trên vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Công ty phải khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả cho người lao động theo quy định nếu mức khoán chi công tác phí cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.
Công văn số 48085/CT-TTHT về hồ sơ giao dịch liên kết
Ngày 10/07/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 48085/CT-TTHT về hồ sơ giao dịch liên kết. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp người nộp thuế có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao trong trường hợp công ty mẹ tối cao của người nộp thuế phải nộp báo cáo này cho cơ quan thuế nước sở tại.
Trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao cho kỳ tính thuế tương ứng với kỳ quyết toán thuế của người nộp thuế, người nộp thuế phải cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao năm tài chính liền kề trước kỳ tính thuế của người nộp thuế và giải thích lý do bằng văn bản kèm theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao, người nộp thuế phải có văn bản giải thích lý do, căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định pháp luật cụ thể của nước đối tác về việc không cho phép người nộp thuế cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia hoặc về việc công ty mẹ tối cao tại nước đối tác không thuộc đối tượng phải lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước đó.
Công văn số 16034/CT-TTHT về khấu trừ thuế TNCN
Ngày 9/4/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 16034/CT-TTHT về khấu trừ thuế TNCN. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (từ 03 tháng trở lên), Doanh nghiệp thực hiện trả lương và các khoản hỗ trợ, trợ cấp cho người lao động thì:
+ Các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng không chịu thuế TNCN.
+ Các khoản tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp, trợ cấp (bao gồm khoản hỗ trợ tài chính kết thúc HĐLĐ) chịu thuế TNCN, Doanh nghiệp thực hiện khấu trừ theo biểu lũy tiến từng phần.
+ Các khoản hỗ trợ tài chính Doanh nghiệp trả thêm cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (ngoài quy định của Bộ Luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội), Doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% đối với các khoản chi từ 2.000.000 đồng trở lên.
Công văn số 9841/CT-TTHT về chính sách thuế TNCN đối với cá nhân cư trú người Nhật Bản
Ngày 15/3/2018, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 9841/CT-TTHT về chính sách thuế TNCN đối với cá nhân cư trú người Nhật Bản. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp cá nhân cư trú người Nhật Bản có thu nhập phát sinh tại Nhật Bản, cơ quan chi trả ở Nhật Bản đã khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật Nhật Bản (bao gồm khoản thuế cư trú địa phương) thì được trừ số thuế TNCN đã nộp ở Nhật Bản vào số thuế TNCN phải nộp ở Việt Nam, số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại Nhật Bản và tổng thu nhập chịu thuế.
Cá nhân phải cung cấp bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã nộp ở nước ngoài khi quyết toán thuế TNCN. Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp giấy chứng nhận khấu trừ thuế hoặc thư xác nhận của cơ quan chi trả ghi rõ số thuế TNCN đã khấu trừ và đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào trong hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN.
Công văn số 439/TCT-TNCN về hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân
Ngày 31/01/2018, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 439/TCT-TNCN về hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân. Nội dung cụ thể như sau:
Về chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân:
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, Công ty có trách nhiệm cung cấp thông tin về người lao động nước ngoài cho cơ quan thuế trước 07 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Khi người lao động nước ngoài nhận thu nhập tiền thù lao về điều hành từ bên nước ngoài của Công ty thì người lao động nước ngoài có trách nhiệm kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành đối với thu nhập từ tiền lương tiền công.
Công văn số 5392/TCT-TNCN ngày 23 tháng 11 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn khai thuế đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
Theo Công văn số 5392/TCT-TNCN ngày 23/11/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn:
Trường hợp cá nhân ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp trong nước thì kê khai, nộp thuế như sau:
– Nếu cá nhân nước ngoài là thương nhân thì xác định là cá nhân kinh doanh, thu nhập từ hợp đồng cung cấp dịch vụ của cá nhân chịu thuế theo quy định đối với nhà thầu gồm thuế GTGT và thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh. Công ty Việt Nam có trách nhiệm khai thay, nộp thay theo Mẫu tờ khai số 01/CNKD ban hành tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015.
– Nếu cá nhân nước ngoài không phải là thương nhân thì không xác định là cá nhân kinh doanh, thu nhập từ hợp đồng cung cấp dịch vụ chỉ chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Công ty Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% nếu là cá nhân cứ trú, hoặc 20% nếu là cá nhân không cư trú, hoặc theo biểu lũy tiến nếu là cá nhân cư trú và hợp đồng đáp ứng là hợp đồng lao động.
– Cá nhân nước ngoài là thương nhân phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc các giấy tờ chứng minh là thương nhân được pháp luật nước ngoài công nhận. Các giấy tờ, tài liệu nước ngoài khi sử dụng ở Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-NG ngày 20/03/2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Công văn số 5442/TCT-TNCN ngày 27 tháng 11 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân khoản chi phí công tác của chuyên gia nước ngoài
Theo Công văn số 5442/TCT-TNCN ngày 27/11/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn:
Trường hợp hợp đồng lao động đã ký giữa cá nhân người nước ngoài với nhà thầu nước ngoài có quy định về các khoản chi khách sạn, vé máy bay, điện thoại, ăn uống, đi lại … mà Công ty ở Việt Nam chi hộ và mức chi phù hợp với hướng dẫn tại điểm đ4, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ tài chính thì khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Phần khoán chi vượt mức quy định của nhà thầu nước ngoài phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp các khoản chi khách sạn, vé máy bay, điện thoại, ăn uống, đi lại … không được quy định trong hợp đồng lao động đã ký kết giữa cá nhân người nước ngoài với nhà thầu nước ngoài và do Công ty ở Việt Nam chi thì khoản chi này là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú. Công ty ở Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Công văn số 5023/TCT-TNCN ngày 30 tháng 10 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN về khoản công tác phí và khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân
Công văn số 5023/TCT-TNCN ngày 30/10/2017 hướng dẫn chính sách thuế TNCN về khoản công tác phí và khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân như sau:
– Về khoản công tác phí: Trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí của các cá nhân đi công tác theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
– Về khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng Công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
– Trường hợp đơn vị chi tiền công tác phí, tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Công văn số 5249/TCT-TNCN ngày 15 tháng 11 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN khoản chi tiền học cho người lao động
Công văn cố 5249/TCT-TNCN ngày 15/11/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn chính sách thuế TNCN đối với khoản hỗ trợ tiền học phí cho nhân viên như sau:
Trường hợp Công ty có hỗ trợ tiền học phí cho các nhân viên của mình phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên theo kế hoạch của Công ty các chương trình Kế toán/Kiểm toán quốc tế ACCA và chủ động trả tiền trước từ tài khoản ngân hàng của cá nhân. Công ty sẽ hoàn trả tiền học phí bằng cách chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhân viên, chứng từ chứng minh là các hóa đơn do tổ chức ACCA phát hành cho Công ty thì khoản hỗ trợ học phí này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên này.
Công văn số 4936/TCT-TNCN ngày 25 tháng 10 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn xác định tình trạng cư trú của cá nhân
Công văn số 4936/TCT-TNCN ngày 25/10/2017 hướng dẫn xác định tình trạng cư trú của người Việt Nam được cử đi thực tập, đào tạo tay nghề tại Nhật Bản có mặt ở Việt Nam dưới 183 ngày như sau:
Trường hợp cá nhân người Việt Nam được Công ty cử đi thực tập, đào tạo tay nghề tại Nhật Bản, cá nhân đó có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì cá nhân được lựa chọn việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân tại Việt Nam như sau:
– Nếu cá nhân chứng minh là đối tượng cư trú tại Nhật Bản theo quy định của Nhật Bản thì cá nhân được xác định là không cư trú tại Việt Nam và kê khai thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam theo thuế suất toàn phần. Các khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam nếu Công ty đã khấu trừ và khai thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần thì điều chỉn lại theo thuế suất áp dụng đối với cá nhân không cư trú.
– Nếu cá nhân không chứng minh là đối tượng cư trú tại Nhật Bản theo quy định của Nhật Bản thì cá nhân được xác định là cư trú tại Việt Nam. Cá nhân có trách nhiệm kê khai thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam (nếu có) theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Công văn số 68151/CT-TTHT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN
Công văn số 68151/CT-TTHT ngày 18/10/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam thực hiện hợp đồng lao động là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú như sau:
– Trường hợp chuyên gia nước ngoài là cá nhân không cư trú thì Công ty khấu trừ thuế TNCN theo mức 20% đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công trước khi trả cá nhân (bao gồm các khoản lương hiệu quả trả sau khi kết thúc hợp đồng lao động). Cá nhân không cư trú không phải quyết toán thuế. Trường hợp Công ty đã tạm khấu trừ theo biểu lũy tiến từng phần, nay xác định lại là cá nhân không cư trú thì kê khai bổ sung thay thế tờ khai thuế TNCN đã nộp theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
– Trường hợp chuyên gia nước ngoài là cá nhân cư trú, Công ty khấu trừ theo biểu lũy tiến khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán trước khi xuất cảnh.
+ Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán khi xuất cảnh và ủy quyền cho Công ty thì Công ty quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân trong vòng 45 ngày kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.
+ Trường hợp sau khi cá nhân đã quyết toán thuế TNCN và xuất cảnh không còn là cá nhân cư trú theo Luật thuế TNCN, Công ty phát sinh chi trả khoản thu nhập lương hiệu quả cho cá nhân thì Công ty thực hiện khấu trừ theo mức 20% trên thu nhập trước khi chi trả cho cá nhân.
Công văn số 65143/CT-TTHT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội giải đáp chính sách thuế hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản
Công văn số 65143/CT-TTHT ngày 02/10/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội trả lời 20 câu hỏi của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản. Một số nội dung được hướng dẫn trong Công văn trên như sau:
– Các khoản chi phí dịch vụ kê khai, tính thuế TNCN cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại công ty được tính vào chi phí hợp lý nếu thỏa mãn điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và được quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên. Khoản tiền chi trả hộ thuộc đối tượng chịu thuế TNCN.
– Trường hợp Công ty tại Việt Nam trả công ty mẹ ở nước ngoài khoản tiền mua bảo hiểm tai nạn và y tế cho chuyên gia được công ty mẹ cử sang làm việc ở Việt Nam thì khoản tiền này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.
– Hướng dẫn về kỳ tính thuế đối với cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam năm 2013 như sau: Cá nhân người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì thu nhập tính thuế năm 2013 là tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và ngoài Việt Nam từ tháng 01/2013 (cá nhân đến Việt Nam làm việc từ tháng 6/2013). Trường hợp cá nhân đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam, số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài.
Công văn số 61718/CT-TTHT ngày 13 tháng 09 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN tiền thuê nhà cho chuyên gia
Công văn số 61718/CT-TTHT ngày 13/09/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài như sau:
Trường hợp Công ty mẹ ở nước ngoài cử chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác. Theo thư bổ nhiệm của Công ty mẹ, các chuyên gia là nhân viên của Công ty mẹ được Công ty mẹ trả lương, Công ty con ở Việt Nam chi trả các khoản phụ cấp theo chi phí thực tế phát sinh tại Việt Nam bao gồm chi phí thuê nhà thì thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Công ty con tại Việt Nam chi trả được khấu trừ.
Khi tính thuế TNCN của các cá nhân chuyên gia nước ngoài được cử sang Việt Nam công tác, số tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) do Công ty con chi trả hộ được tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ (bao gồm cả thuế GTGT) nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
Công văn số 62112/CT-TTHT ngày 14 tháng 09 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn về việc giảm trừ gia cảnh
Theo Công văn số 6112/CT-TTHT ngày 14/09/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn về việc giảm trừ gia cảnh như sau:
Về nguyên tắc, mỗi người phụ thuộc (NPT) chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế (NNT) trong năm tính thuế. Vì vậy, trong năm tính thuế 2017, một NPT không thể tính giảm trừ gia cảnh cho một NNT 02 tháng đầu năm và cho một NNT khác 10 tháng còn lại.
Trường hợp NNT lựa chọn đăng ký giảm trừ gia cảnh cho NPT là con đến hết năm 2016 và chuyển NPT sang tính giảm trừ gia cảnh cho vợ từ 01/01/2017 thì NNT phải liên hệ với cơ quan chi trả thu nhập để cắt giảm trừ gia cảnh đến hết 31/12/2016. Nếu việc giảm NPT làm tăng nghĩa vụ thuế TNCN tháng 1, tháng 2 của NNT thì hai bên chủ động làm việc để xác định nghĩa vụ cụ thể tăng thêm, trên cơ sở đó, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện kê khai điều chỉnh tờ khai thuế TNCN theo quy định.
Công văn số 62383/CT-TTHT ngày 15 tháng 09 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài
Trường hợp cá nhân cư trú người nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Nhật Bản, cơ quan chi trả ở Nhật Bản đã khấu trừ thuế TNCN thì được trừ số thuế TNCN đã nộp ở Nhật Bản vào số thuế TNCN phải nộp ở Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm e.1 Khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính và thực hiện khấu trừ thuế nước ngoài vào thuế phải nộp tại Việt Nam theo Khoản 4 Điều 44 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp thư xác nhận của cơ quan chi trả ghi rõ số thuế TNCN đã khấu trừ và đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào trong hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN.
Công văn số 3867/TCT-TNCN ngày 25 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN đối với khoản chi thẻ tạm trú, visa, giấy phép lao động
Công văn số 3867/TCT-TNCN ngày 25/08/2017 hướng dẫn chính sách thuế TNCN đối với tiền thẻ tạm trú, visa, giấy phép lao động công ty trả thay như sau:
Các khoản chi phí làm thẻ tạm trú, visa cho người lao động nước ngoài do công ty chi trả thay cho người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.
Trường hợp công ty thuê người lao động là người nước ngoài thì công ty có trách nhiệm đề nghị cấp giấy phép lao động nên chi phí làm giấy phép lao động do công ty chi trả không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Công văn số 3438/TCT-TNCN ngày 02 tháng 08 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn kê khai, nộp thuế TNCN đối với lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Tổng Cục thuế ban hành Công văn số 3439/TCT-TNCN hướng dẫn trường hợp người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công do công ty mẹ tại nước ngoài chi trả thì việc kê khai, nộp thuế TNCN đối với người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam thực hiện như sau:
– Cá nhân khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế đối với phần thu nhập do công ty mẹ tại nước ngoài chi trả
– Công ty tại Việt Nam tạm khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến từng phần đối với phần thu nhập cá nhân nhận được từ công ty tại Việt Nam.
Trường hợp cá nhân ủy quyền (theo quy định của Bộ Luật dân sự) cho công ty khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân thì hàng quý/tháng, công ty tại Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân theo mẫu 02/KK-TNCN ban hành theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC đối với phần thu nhập nhận được từ công ty mẹ tại Nhật. Cuối năm, Công ty tại Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm nộp hồ sơ, kê khai quyết toán thuế TNCN hộ cho cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Công văn số 2547/TCT-TNCN ngày 12 tháng 06 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN đối với hợp đồng nhân công thuê ngoài
Theo Công văn số 2547/TCT-TNCN hướng dẫn chính sách thuế TNCN đối với hợp đồng nhân công thuê ngoài như sau:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt đường ống, duy tu, sửa chữa các công trình … thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công. Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân. Cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này.
Công văn số 2192/TCT-TNCN ngày 25 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn các khoản tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
Theo Công văn số 2192/TCT-TNCN hướng dẫn các khoản tính vào thu nhập chịu thuế TNCN như sau:
Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài có khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục theo điểm đ.4.3 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp Văn phòng đại diện trả khoản khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên phục vụ cho việc đi lại của cá nhân thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.
Công văn số 2204/TCT-TNCN ngày 25 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn quy đổi thu nhập chưa có thuế khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo Công văn số 2204/TCT-TNCN hướng dẫn về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân, Công ty tính thu nhập có thuế từng tháng trên cơ sở quy đổi thu nhập chưa có thuế từng tháng, cuối năm cộng vào để xác định thu nhập tính thuế cả năm.
Công văn số 1864/TCT-TNCN ngày 09 tháng 05 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNCN thu nhập tiền lương và kinh doanh
Theo Công văn số 1864/TCT-TNCN hướng dẫn:
Việc quyết toán thuế TNCN theo quy định hiện hành chỉ quyết toán đối với nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, do đó, hồ sơ quyết toán thuế TNCN chỉ bao gồm nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Khoản thu nhập từ kinh doanh, không phải nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công nên không thực hiện tính nguồn thu nhập này vào hồ sơ quyết toán thuế TNCN theo mẫu 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Công văn số 639/TCT-TNCN ngày 28 tháng 02 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn
Công văn số 639/TCT-TNCN ngày 28/02/2017 hướng dẫn thuế TNCN từ đầu tư vốn đối với phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế TNDN của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ như sau:
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
– Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
– Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
– Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
Từ ngày 01/01/2015 lợi nhuận được chia của cá nhân là chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Công văn số 1091/TCT-TNCN ngày 27 tháng 03 năm 2017 của tổng cục thuế hướng dẫn thuế TNCN đối với người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam
Theo Công văn số 1091/TCT-TNCN hướng dẫn về chính sách thuế TNCN của cá nhân Nhật Bản là đối tượng không cư trú tại Việt Nam và làm việc tại Việt Nam như sau:
– Đối với khoản tiền thù lao giám đốc cá nhân nhận được trong thời gian làm việc cho Công ty tại Việt Nam do Công ty tại Việt Nam chi trả được thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo đối tượng cá nhân không cư trú và kê khai nộp thuế vào NSNN Việt Nam.
– Đối với thu nhập từ tiền lương tiền công do Công ty tại Nhật Bản trả cho cá nhân thì:
+ Thu nhập thu được từ lao động làm công cho công ty tại Nhật Bản không thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam;
+ Thu nhập thu được từ lao động làm công tương ứng với thời gian thực hiện phần công việc cho công ty tại Việt Nam (nếu có) là thu nhập chịu thuế tại Việt Nam và phải thực hiện khai, nộp thuế TNCN tại Việt Nam.
Công văn số 2037/BTC-TCT ngày 16 tháng 02 năm 2017 của bộ tài chính hướng dẫn quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài
Theo Công văn số 2037/BTC-TCT hướng dẫn:
Trường hợp người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động với Công ty nhận thu nhập không bao gồm thuế TNCN và được Công ty trả thay tiền bảo hiểm y tế, tiền thuê nhà và tiền thuế TNCN, khi xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi thì:
– Đối với khoản tiền bảo hiểm y tế được Công ty trả thay là thu nhập được cộng vào đồng thời cũng được trừ ra trong công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi do khoản bảo hiểm y tế là khoản giảm trừ.
– Đối với khoản tiền thuê nhà được Công ty trả thay tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
– Thu nhập làm căn cứ quy đổi được xác định theo công thức:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi | = | Thu nhập thực nhận | + | Các khoản trả thay | – | Các khoản giảm trừ |
Trong đó:
+ Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng.
+ Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động .
+ Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Công văn số 5286/CT-TNCN ngày 16 tháng 02 năm 2017 của cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2016 và cấp MST người phụ thuộc
Công văn số 5286/CT-TNCN ngày 16/02/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội hướng dẫn những nội dung lưu ý khi thực hiện QTT TNCN năm 2016, cấp MST cho NPT đối với tổ chức trả thu nhập và cá nhân QTT TNCN. Các nội dung cần lưu ý gồm:
Những điểm lưu ý về chính sách thuế khi thực hiện QTT TNCN, bao gồm:
– Các trường hợp QTT TNCN năm 2016
– Về việc ủy quyền QTT TNCN
– Căn cứ tính thuế: Thu nhập chịu thuế và tính thuế
– Hồ sơ QTT TNCN
– Nơi nộp hồ sơ QTT TNCN
Những điểm lưu ý về các bước thực hiện QTT TNCN năm 2016 đối với:
– TCTTN
– Cá nhân thuộc TCTTN thực hiện tự QTT với CQT
Những điểm lưu ý về cấp mã số thuế người phụ thuộc thực hiện theo phụ lục 1 ban hành kèm theo công văn này.
Công văn số 5765/TCT-TNCN ngày 13 tháng 12 năm 2016 của tổng cục thuế hướng dẫn người nước ngoài kê khai thuế TNCN
Theo Công văn số 5765/TCT-TNCN hướng dẫn, cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nhận một phần thu nhập tại Việt Nam và một phần thu nhập tại nước ngoài thì tổ chức trả thu nhập và cá nhân có trách nhiệm kê khai và nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập được nhận tại Việt Nam và tại nước ngoài.
Trường hợp cá nhân nước ngoài nhận thu nhập không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Trường hợp tổ chức trả thu nhập thực hiện chính sách cân bằng thuế có khấu trừ thuế giả định trước khi trả thu nhập cho người lao động và nộp thay thuế thu nhập cá nhân theo thực tế phát sinh cho người lao động thì thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế không gồm tiền thuế giả định đã khấu trừ.
Công văn số 79003/CT-TTHT về thuế TNCN
Ngày 06/12/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 79003/CT-TTHT về thuế TNCN đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty mẹ tại Nhật Bản cử cá nhân lao động nước ngoài sang làm việc tại Công ty Việt Nam, tiền lương của các cá nhân này do Công ty Việt Nam chi trả theo phương thức (đã được quy định tại thư biệt phái và hợp đồng ủy quyền chi lương và thanh toán chi phí): một phần Công ty Việt Nam trả thẳng vào tài khoản của cá nhân tai Việt Nam; một phần do Công ty mẹ chi trả vào tài khoản người lao động tại Nhật Bản sau đó Công ty Việt Nam sẽ trả lại đúng số tiền mà Công ty mẹ đã chi trả hộ thì:
- Về kê khai thuế TNCN:
Công ty Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN trên tổng thu nhập chịu thuế trả cho cá nhân lao động nước ngoài theo Tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
- Đối với khoản chi phí tư vấn thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng thuê tư vấn về thuế thu nhập cá nhân cho đích danh cá nhân hoặc một nhóm cá nhân.
- Về thuế TNDN: Khoản chi phí này không phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời không được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi do đó không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Về thuế TNCN: Khoản chi này phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Công văn số 5442/TCT-TNCN về việc kê khai thuế thu nhập cá nhân của chuyên gia nước ngoài
Ngày 27/11/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 5442/TCT-TNCN về việc kê khai thuế thu nhập cá nhân của chuyên gia nước ngoài. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp hợp đồng lao động đã ký giữa cá nhân người nước ngoài với nhà thầu nước ngoài có quy định về các khoản chi khách sạn, vé máy bay, điện thoại, ăn uống, đi lại…mà Chi nhánh Công ty chi hộ như nội dung Công ty đã trình bày và mức chi phù hợp với hướng dẫn tại điểm đ4, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính nêu trên thì khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Phần khoán chi vượt mức quy định của nhà thầu nước ngoài phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp các khoản chi khách sạn, vé máy bay, điện thoại, ăn uống, đi lại không được quy định trong hợp đồng lao động đã ký kết giữa cá nhân người nước ngoài với nhà thầu nước ngoài và do Chi nhánh Công ty chi thì khoản chi này là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú. Chi nhánh Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.
Công văn số 5249/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN
Ngày 15/11/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành công văn số 5249/TCT-TNCN trả lời Cục thuế Thành phố Hà Nội về hướng dẫn về chính sách thuế TNCN. Theo đó:
Trường hợp Công ty có hỗ trợ tiền học phí cho các nhân viên của mình phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên theo kế hoạch của Công ty các chương trình Kế toán/Kiểm toán quốc tế ACCA và chủ động trả tiền trước từ tài khoản ngân hàng của cá nhân. Công ty sẽ hoàn trả tiền học phí bằng cách chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhân viên, chứng từ chứng minh là các hóa đơn do tổ chức ACCA phát hành cho Công ty thì khoản hỗ trợ học phí này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên này.
Công văn số 76515/CT-TTHT về chi phí được trừ đối với khoản chi hỗ trợ tiếp thị chi trực tiếp cho CBCNV
Ngày 23/11/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 76515/CT-TTHT về chi phí được trừ đối với khoản chi hỗ trợ tiếp thị chi trực tiếp cho cán bộ công nhân viên (CBCNV). Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty phát sinh các khoản chi phí tiếp thị bán hàng, chăm sóc khách hàng, trích thưởng khuyến mãi và chi hỗ trợ chi phí cho CBCNV để thực hiện các chương trình thi đua khuyến khích bán hàng nhằm thúc đẩy kinh doanh dịch vụ và phát triển thị trường tại các tỉnh, thành phố, các khoản chi này chi trực tiếp cho CBCNV thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính nếu đáp ứng các điều kiện:
- Các khoản chi này thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ cho CBCNV được quy định cụ thể trong kế hoạch chương trình khuyến mãi, khuyến khích thi đua của Công ty và trong hợp đồng ký kết giữa Công ty và Tổng Công ty.
- Có đầy đủ bảng kê danh sách CBCNV được nhận tiền hỗ trợ theo đúng mức và điều kiện hỗ trợ mà Công ty và Tổng Công ty đã ký kết theo hợp đồng.
- Công ty thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản chi hỗ trợ cho CBCNV theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân.
Công văn số 60968/CT-TTHT về chính sách thuế
- Ngày 08/09/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 60968/CT-TTHT về chính sách thuế TNCN, nội dung cụ thể như sau:
- Trường hợp một người nước ngoài được Công ty mẹ cử sang Công ty con làm việc dài hạn, đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú tại Việt Nam, nhận tiền lương từ cả Công ty và Công ty mẹ tại Nhật Bản thì:
- – Đối với thu nhập do Công ty chi trả, Công ty con có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.
- – Đối với thu nhập do Công ty mẹ tại Nhật Bản chi trả, cá nhân người nước ngoài phải trực tiếp kê khai nộp thuế định kỳ hàng quý.
- Ngoài ra, nếu theo thỏa thuận Công ty con sẽ trả hộ khoản tiền thuê nhà sau đó Công ty mẹ thanh toán lại thì đây cũng được xem là thu nhập nhận từ Công ty mẹ nên người nước ngoài phải trực tiếp khai nộp thuế.
- Khi quyết toán thuế, người nước ngoài phải tổng hợp toàn bộ thu nhập phát sinh trong kỳ (kể cả khoản tiền thuê nhà) để xác định số thuế phải nộp. Trường hợp đã nộp thuế tại Nhật Bản thì được trừ vào số thuế phải nộp ở Việt Nam, nhưng không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế Việt Nam phân bổ cho phần thu nhập phát sinh từ nước.
- Trường hợp Công ty mẹ tại Nhật Bản và Công ty có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiền thuê nhà cho người nước ngoài tại Việt Nam sẽ do Công ty mẹ tại Nhật Bản chi trả, Công ty đứng ra trả hộ khoản tiền thuê nhà này trước, sau đó Công ty mẹ tại Nhật Bản hoàn trả lại mà không rành buộc bất cứ trách nhiệm nào khác thì khi trả tiền thuê nhà, Công ty sử dụng chứng từ chi tiền, khi nhận tiền thuê nhà từ Công ty mẹ tại Nhật Bản, Công ty sử dụng chứng từ thu tiền làm cơ sở hạch toán kế toán.
- Công ty không phải kê khai, nộp thuế, không được khấu trừ, hạch toán chi phí đối với khoản thu hộ – chi hộ tiền thuê nhà nêu trên.
Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử
- Ngày 15/8/2017, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH 37/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động (GPLD) cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử. Nội dung cụ thể như sau:
- – Trước ít nhất 7 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động (NSDLD) thì NSDLD phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp GPLD theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đến cơ quan cấp GPLD qua cổng thông tin điện tử.
- – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp GPLD phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan cấp GPLD trả lời kết quả qua thư điện tử cho NSDLD. Trường hợp tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp GPLD chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan cấp GPLD trả lời kết quả qua thư điện tử cho NSDLD và nêu rõ lý do.
- – Sau khi nhận được trả lời kết quả hồ sơ đề nghị cấp GPLD là phù hợp với quy định của pháp luật, NSDLD nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc hồ sơ đề nghị cấp GPLD đến cơ quan cấp GPLD để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định.
- – Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc hồ sơ đề nghị cấp GPLD thì cơ quan cấp GPLD phải trả kết quả cho NSDLD. NSDLD có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của NSDLD.
- – Trường hợp bản gốc hồ sơ đề nghị cấp GPLD không đúng với tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp GPLD đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan cấp GPLD trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho NSDLD.
- Thông tư có hiệu lực từ ngày 02/10/2017.
Công văn số 3867/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN
- Ngày 25/08/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 3867/TCT-TNCN về thuế TNCN. Nội dung cụ thể như sau:
- Trường hợp các khoản chi phí làm thẻ tạm trú, visa cho người lao động nước ngoài do công ty chi trả thay cho người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.
- Trường hợp công ty thuê người lao động là người nước ngoài thì công ty có trách nhiệm đề nghị cấp giấy phép lao động nên chi phí làm giấy phép lao động do công ty chi trả không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Công văn số 2943/TCT-TNCN về quy đổi thu nhập sau thuế thành thu nhập trước thuế
- Ngày 04/07/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2943/TCT-TNCN về về việc quy đổi thu nhập sau thuế thành thu nhập trước thuế thu nhập cá nhân trước thời điểm ngày 01/7/2013. Nội dung cụ thể như sau:
- Trường hợp cá nhân được nhận thu nhập sau thuế và phải đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc thì việc quy đổi thu nhập không bao gồm thuế được thực hiện như sau:
- – Giai đoạn trước ngày 01/7/2013, thực hiện quy đổi thu nhập không bao gồm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính và các Công văn hướng dẫn của Tổng cục Thuế: công văn số 1578/TCT-TNCN ngày 28/4/2009; công văn số 3565/TCT-TNCN ngày 14/9/2010 và công văn số 336/TCT-TNCN ngày 24/01/2014. Theo đó, khoản bảo hiểm bắt buộc không được trừ khi thực hiện quy đổi thu nhập sau thuế thành thu nhập trước thuế.
- – Công thức quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập trước thuế trong giai đoạn trước ngày 01/7/2013 theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC còn chưa được khoa học. Vì vậy, tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC Cụ thể, từ ngày 01/7/2013 thực hiện quy đổi thu nhập không bao gồm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Theo đó, khoản bảo hiểm bắt buộc được trừ khi thực hiện quy đổi thu nhập sau thuế thành thu nhập trước thuế.
Công văn số 3329/TCT-TNCN về kê khai, nộp thuế TNCN đối với lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam
- Ngày 27/07/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 3329/TCT-TNCN về kê khai, nộp thuế TNCN đối với lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Nội dung cụ thể như sau:
- Trường hợp người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công do công ty mẹ tại nước ngoài chi trả thì thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế đối với phần thu nhập nêu trên. Đối với phần thu nhập nhận được từ công ty tại Việt Nam, công ty tại Việt Nam tạm khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến từng phần. Cuối năm người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam có trách nhiệm tự quyết toán thuế.
Công văn số 48185/CT-TTHT ngày 18/7/2017 về việc trả lời chính sách thuế
- Trường hợp đơn vị nộp thay cá nhân người nước ngoài số tiền thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp đối với thu nhập toàn cầu thì khoản chi phí này được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của đơn vị nếu thỏa thuận trong hợp đồng phái cử nhân viên từ Nhật Bản sang Việt Nam làm việc giữa công ty con và công ty mẹ tại Nhật Bản có điều khoản về việc đơn vị thanh toán tiền thuế TNCN mà người lao động phải nộp.
Công văn số 2564/TCT-TNCN về vướng mắc trong việc xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản phụ cấp
Ngày 13/06/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2564/TCT-TNCN về việc xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản phụ cấp. Nội dung cụ thể như sau:
- Về khoản phụ cấp khoán chi để người lao động thuê phương tiện đi lại:
Trường hợp người lao động được Văn phòng đại diện Công ty tại Việt Nam có khoản phụ cấp khoán chi do Công ty mẹ tại nước ngoài chi trả để người lao động thuê phương tiện đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
- Về khoản phụ cấp khoán chi để người lao động thuê tự thuê nhà:
Trường hợp người lao động được Văn phòng đại diện Công ty tại Việt Nam có khoản phụ cấp khoán chi do Công ty mẹ tại nước ngoài chi trả để người lao động tự thuê nhà thì tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
Công văn số 2700/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN
Ngày 21/06/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2700/TCT-TNCN trả lời Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh về chính sách thuế TNCN. Nội dung cụ thể như sau:
Cá nhân nước ngoài là chuyên gia được nhà thầu nước ngoài cử sang Việt Nam làm việc (là cá nhân không cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế) thì khoản thu nhập này thuộc thu nhập chịu thuế TNCN tại Việt Nam, cá nhân phải tự khai và nộp thuế TNCN với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp cá nhân ủy quyền (Theo quy định của Bộ luật Dân sự) cho doanh nghiệp tại Việt Nam khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm khấu trừ, khai và nộp thuế thay cho cá nhân. Doanh nghiệp tại Việt Nam khai thay cho cá nhân theo mẫu 02/KK-TNCN ban hành theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
Công văn số 2810/TCT-CS về thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để tài trợ
Ngày 26/06/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 2810/TCT-CS về thuế GTGT của hàng hóa dùng để tài trợ. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các khoản chi tài trợ bằng hiện vật là sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua ngoài thì doanh nghiệp thực hiện lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT đầu ra theo giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động tài trợ. Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến các khoản chi tài trợ này.
Công văn số 1873/TCT-TNCN về tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng
Ngày 10/05/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1873/TCT-TNCN trả lời Cục thuế Thành phố Hà Nội về việc giải đáp chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp các cá nhân ký hợp đồng mua bán căn hộ với Công ty. Trong quá trình thực hiện dự án, do thi công không đúng tiến độ nên cá nhân tiến hành thanh lý hợp đồng, Công ty hoàn trả số tiền góp vốn và bồi thường một khoản tiền cho cá nhân theo hợp đồng đã ký thì số tiền bồi thường nêu trên không được quy định cụ thể, chi tiết trong 10 khoản Thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và các văn bản hướng dẫn thi hành nên các cá nhân không phải nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập nhận được nêu trên.
Nghị định số 47/2017/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Ngày 24/04/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2017/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 01/07/2017, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.300.000 VND/tháng. Đối với các doanh nghiệp chi trả lương cho người lao động theo thỏa thuận hợp đồng lao động, mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để xác định mức lương tối đa tham gia đóng góp Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc (không vượt quá 20 lần mức lương cơ sở).
Công văn số 1091/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN đối với người nước ngoài
Ngày 27/03/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 1091/TCT-TNCN về việc chính sách thuế TNCN đối với người nước ngoài. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Giám đốc Công ty là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì:
– Đối với khoản tiền thù lao Giám đốc Công ty nhận được trong thời gian làm việc tại Việt Nam do Công ty chi trả được thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo đối tượng cá nhân không cư trú.
– Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công do Công ty mẹ ở Nhật Bản chi trả thì thu nhập thu được từ lao động làm công cho Công ty mẹ ở Nhật Bản không thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam. Thu nhập thu được từ lao động làm công tương ứng với thời gian thực hiện phần công việc cho Công ty tại Việt Nam là thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.
Công văn số 13402/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế TNCN
Ngày 31/03/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 13402/CT-TTHT trả lời về chính sách thuế TNCN. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp các công ty con, công ty liên kết chuyển khoản thù lao cho người đại diện không chuyên trách về đơn vị thì các công ty con, công ty liên kết không thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10%.
Khi đơn vị chi trả phần tiền thù lao cho người đại diện, đơn vị sẽ thực hiện tổng hợp cùng tiền lương, tiền công để khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần theo quy định.
Trường hợp các công ty con, công ty liên kết đã thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% và cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì thực hiện thu hồi chứng từ khấu trừ và chuyển trả số thuế TNCN đã khấu trừ cho đơn vị, đồng thời thực hiện kê khai bổ sung tờ khai thuế TNCN đã nộp cơ quan Thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Công văn số 13430/CT-TTHT về giải đáp chính sách thuế TNCN
Ngày 31/03/2017, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 13430/CT-TTHT trả lời về chính sách thuế. Nội dung cụ thể như sau:
Trường hợp Công ty có thực hiện tặng quà cho khách hàng nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và phù hợp với quy định của pháp luật thương mại thì Công ty được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi mua quà tặng đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.
Trường hợp Công ty có chi mua hàng hóa (trà, bánh kẹo, rượu) nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành thì Công ty được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trường hợp Công ty tặng quà cho khách hàng là hàng hóa thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Trường hợp Công ty tặng quà cho khách hàng là cá nhân nếu quà tặng không phải là các tài sản phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng theo quy định của pháp luật thì Công ty không phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN khi tặng quà.
Ngày 27/08/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3291/TCT-TNCN về việc khai thuế và quyết toán thuế TNCN tại chi nhánh hạch toán phụ thuộc, theo đó:
Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC, nghĩa vụ khấu trừ, khai nộp thuế TNCN thuộc trách nhiệm của đơn vị trực tiếp chi trả tiền lương. Đối với nhân viên làm việc tại Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, nếu do Chi nhánh trực tiếp chi trả tiền lương thì Chi nhánh có trách nhiệm khấu trừ, khai nộp thuế TNCN. Ngược lại, nếu tiền lương tại Chi nhánh do Công ty mẹ trực tiếp chi trả thì Công ty mẹ có nghĩa vụ khấu trừ, khai nộp thuế TNCN.
Ngày 31/05/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 5026/CT-TTHT về chính sách thuế, theo đó:
Quy định tại điểm b khoản 2.6 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, khoản trợ cấp học phí cho con của người lao động nước ngoài học ở Việt Nam từ bậc mầm non đến phổ thông được xem là chi phí hợp lý và miễn tính thuế TNCN. Tuy nhiên, khoản chi này phải do Công ty thanh toán trực tiếp cho nhà trường và có hóa đơn, chứng từ mang tên, địa chỉ, MST của Công ty. Ngược lại, nếu chi trả thẳng vào lương thì không được miễn thuế (điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Ngày 23/07/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2861/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN, theo đó:
Quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TTBTC, “chuyển nhượng cổ phần” được xác định là hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Do đó, cá nhân chuyển nhượng cổ phần phải nộp thuế TNCN theo quy định về chuyển nhượng chứng khoán, với thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng (Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Ngày 03/10/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3744/TCT-TNCN về việc kê khai thuế TNCN, theo đó:
Quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TTBTC, chỉ người lao động có thu nhập duy nhất tại một nơi mới được ủy quyền quyết toán thuế. Đối với người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng phát sinh thêm thu nhập ở nước ngoài, tức có thu nhập 2 nơi thì không được ủy quyền, phải trực tiếp quyết toán thuế (theo mẫu 02/QTT-TNCN). Trường hợp phần thu nhập ở nước ngoài đã bị khấu trừ thuế thì số thuế này được giảm trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam theo khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Trên tờ khai quyết toán thuế, “số thuế đã nộp ở nước ngoài được giảm trừ” kê khai tại chỉ tiêu số 39.
Ngày 26/09/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3646/TCT-TNCN về chính sách thuế đối với cá nhân ký hợp đồng tham gia chương trình cho thuê căn hộ/biệt thự với Công ty, theo đó:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng với các cá nhân là chủ sở hữu căn hộ/biệt thự để hợp tác kinh doanh cho thuê, việc phân chia thu nhập thực hiện hàng năm sau khi đã trừ toàn bộ chi phí liên quan thì Công ty phải kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định. Đồng thời, mọi trường hợp cá nhân đầu tư và hợp tác cho thuê căn hộ/biệt thự nghỉ dưỡng được xác định là cá nhân cho thuê tài sản. Cá nhân phải ủy quyền để Công ty khai, nộp thuế thay đối với hoạt động cho thuê tài sản theo năm theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Ngày 25/07/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 51692/CT-TTHT về chính sách thuế TNCN, theo đó:
Quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú không có HĐLĐ phải chịu thuế TNCN theo tỷ lệ 10%. Trường hợp Công ty ký hợp đồng dịch vụ với các cá nhân (không kinh doanh) để thực hiện hoạt động tư vấn thi công thì xem như không có HĐLĐ nên phải khấu trừ thuế TNCN với tỷ lệ 10%. Kết thúc năm, các cá nhân này có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ thu nhập từ tiền lương, tiền công để khai quyết toán với cơ quan thuế (nếu thuộc đối tượng bắt buộc quyết toán).
Ngày 24/07/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 51502/CT-TTHT về chính sách thuế, theo đó:
Quy định tại điểm e.1 khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam nếu phát sinh thêm tiền lương do công ty mẹ ở nước ngoài chi trả và đã bị khấu trừ thuế thì số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Hồ sơ chứng minh số thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại điểm b.2.1 khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Trường hợp người này có tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc ở bản xứ tương tự như ở Việt Nam (ví dụ BHXH, BHYT, BHTN…) thì các khoản phí bảo hiểm đó được trừ khi tính thuế TNCN (điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Ngày 30/05/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2115/TCT-KK về việc xử lý khai thuế sau thanh tra, kiểm tra thuế, theo đó:
Quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TTBTC, Công ty được khai bổ sung hồ sơ thuế TNCN đã bị thanh tra nếu phát hiện còn sai sót. Trường hợp Công ty đã khấu trừ thuế TNCN nhiều hơn mức quy định và đã khai nộp số tiền thuế chênh lệch cho cơ quan thuế thì được xét hoàn số thuế nộp thừa. Tuy nhiên, Công ty phải đề nghị cá nhân phát sinh số thuế nộp thừa trực tiếp làm thủ tục hoàn thuế.
Ngày 19/06/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 41659/CT-TTHT về chính sách thuế TNDN, TNCN đối với chi phí phúc lợi, theo đó:
Quy định tại khoản 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TTBTC, “tiền nghỉ mát” được xem là chi phí có tính chất phúc lợi nên được hạch toán. Tuy nhiên, phải đảm bảo điều kiện tổng số chi phúc lợi không vượt quá 1 tháng lương bình quân. Khi chi tiền nghỉ mát, nếu doanh nghiệp ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì phải tính thuế TNCN (điểm đ.3.2 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Ngày 18/05/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1841/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN, theo đó:
Liên quan đến việc tính thuế TNCN đối với người lao động trúng thưởng từ hoạt động rút thăm may mắn trong các sự kiện của Công ty, Tổng cục Thuế yêu cầu căn cứ vào hồ sơ khai thuế, các quy định tài chính thu chi của Công ty và bản chất của khoản thu nhập mà người lao động nhận được trong hoạt động rút thăm may mắn để kê khai nộp thuế TNCN theo đúng quy định. Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động thuộc diện chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, theo điểm đ khoản 6 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới hình thức trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi thuộc đối tượng chịu thuế TNCN từ trúng thưởng (với cách tính thuế khác tiền lương, tiền công).
Ngày 14/05/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội banh hành Công văn số 29570/CT-TTHT về thuế TNCN đối với khoản chi trả cho lao động đang theo đó:
Quy định tại khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (trong đó có người hưởng lương hưu), doanh nghiệp phải trả thêm vào lương khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc. Khoản tiền BHXH, BHYT bắt buộc trả vào lương cho người đang hưởng lương hưu nêu trên phải chịu thuế TNCN theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TTBTC.
Ngày 16/05/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 1801/TCT-TNCN về chính sách thuế TNCN, theo đó:
Quy định tại điểm đ.7 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản chi phí cho người lao động nước ngoài như thuê tư vấn thuế, làm thẻ tạm trú, visa đều phải chịu thuế TNCN. Riêng khoản học phí (từ bậc mầm non đến THPT) cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được miễn thuế TNCN theo điểm g.7 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Đối với chi phí phúc lợi cho người lao động (gồm cả lao động trong nước và nước ngoài), hiện nay được miễn thuế TNCN các khoản sau: phí đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề (điểm đ.6 khoản 2 Điều 2); viện phí khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân và thân nhân người lao động (điểm g.1 khoản 2 Điều 2). Riêng người lao động gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp (Điều 5 Nghị định 65/2013/NĐ-CP). Về chi phí vé máy bay, đi lại, ăn ở tại Việt Nam của nhân viên nhà thầu nước ngoài, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 594/TCT-TNCN ngày 12/02/2015 và Công văn số 4345/TCT-TNCN ngày 20/9/2016.
Ngày 05/03/2018 Cục thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 8376/CT-TTHT về việc hƣớng dẫn quyết toán thuế TNCN cho ngƣời nƣớc ngoài, theo đó:
Người nước ngoài nếu được Công ty mẹ bổ nhiệm sang Công ty Việt Nam với thời gian trên 183 ngày trong năm thì năm đó được xác định là cá nhân cư trú tại Việt Nam (Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Vì vậy, phải chịu thuế TNCN trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là thu nhập toàn cầu), bất kể nơi trả và nhận thu nhập. Đối với thu nhập phát sinh ở nước ngoài nếu đã bị khấu trừ thuế thì được trừ số thuế này vào số thuế TNCN phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại điểm e.1 khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Ngày 26/01/2018 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 760/CT-TTHT về chính sách thuế TNCN, theo đó:
Trường hợp Công ty có chi trả tiền hoa hồng môi giới cho người nước ngoài tại Việt Nam nhưng không ký hợp đồng lao động, nếu là cá nhân cư trú thì khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (khoản 1.i Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Tuy nhiên, nếu là cá nhân không cư trú tại Việt Nam thì phải khấu trừ với thuế suất 20% theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Ngày 05/02/2018 Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 5749/CT-TNCN về quyết toán thuế TNCN năm 2017 và cấp mã số thuế người phụ thuộc, theo đó:
Tương tự các năm trước, doanh nghiệp bắt buộc phải khai quyết toán thuế TNCN năm 2017 nếu có phát sinh chi trả tiền lương, tiền công, bất kể chưa đến mức khấu trừ. Riêng cá nhân người lao động bắt buộc phải quyết toán thuế khi thuộc trường hợp: có số thuế phải nộp thêm, có nhu cầu hoàn thuế nộp thừa, được xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo hoặc là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải quyết toán trước khi xuất cảnh. Về ủy quyền quyết toán thuế, doanh nghiệp được nhận ủy quyền quyết toán cho cả những lao động được điều chuyển đến do tổ chức lại doanh nghiệp hoặc điều chuyển giữa các đơn vị trong cùng hệ thống và lao động có thu nhập vãng lai. Tuy nhiên, đối với người có thu nhập vãng lai, cần lưu ý chỉ được nhận ủy quyền quyết toán khi thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng/tháng và đã được khấu trừ thuế tại nguồn. Ngược lại, nếu quá 10 triệu đồng/tháng hoặc chưa bị khấu trừ thuế tại nguồn (gồm cả trường hợp tạm miễn khấu trừ do cam kết thu nhập thấp) thì không được ủy quyền. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế TNCN hiện nay vẫn áp dụng theo Danh mục ban hành tại Công văn số 1381/TCT-TNCN ngày 24/4/2014. Thời hạn quyết toán thuế TNCN năm 2017 chậm nhất là ngày 31/3/2018. Riêng cá nhân có đề nghị hoàn thuế nộp thừa có thể nộp hồ sơ bất cứ thời điểm nào trong năm.
Ngày 17/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 276/TCT-TNCN về việc ủy quyền quyết toán thuế và hoàn thuế TNCN nộp thừa, theo đó:
Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Công ty không được cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân ủy quyền quyết toán. Nếu đã lỡ cấp thì bắt buộc phải thu hồi lại và khi làm thủ tục hoàn thuế phải xuất trình cho cơ quan thuế kiểm tra. Trường hợp Công ty khấu trừ thừa thuế TNCN đối với người nước ngoài là cá nhân không cư trú và đã cấp chứng từ khấu trừ cho người này, nếu muốn ủy quyền cho Công ty làm thủ tục hoàn thuế thì phải thu hồi lại chứng từ khấu trừ. Nếu không thể thu hồi chứng từ khấu trừ thuế, người nước ngoài phải trực tiếp làm thủ tục hoàn thuế, không được ủy quyền.
Ngày 04/01/2018 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 49/TCT-TNCN về việc quyết toán thuế TNCN, theo đó:
Quy định tại điểm a.4 khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, người lao động có thêm thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng/tháng và đã bị khấu trừ 10% thuế tại nguồn cũng được ủy quyền quyết toán thuế. Tuy nhiên, nếu thu nhập vãng lai vượt trên 10 triệu đồng/tháng thì không được ủy quyền. Trường hợp doanh nghiệp đã lỡ quyết toán thuế thay cho người lao động thuộc diện trực tiếp quyết toán thì không bắt buộc phải điều chỉnh lại quyết toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người này để họ tự quyết toán lại (điểm 3 mục II Công văn số 336/TCT-TNCN ngày 24/01/2014).
Ngày 22/12/2017 Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 5868/TCT-TNCN về việc hướng dẫn xác minh thông tin và xử lý trùng CMND trong cấp mã số thuế, theo đó:
Quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC, mỗi cá nhân chỉ được cấp duy nhất 01 mã số thuế (MST) và có hiệu lực suốt đời. Đối với trường hợp bị trùng CMND khi thực hiện cấp MST, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn xử lý tại Công văn số 4313/TCT-CNTT ngày 21/10/2009 và Công văn số 2871/TCT-CNTT ngày 3/8/2010.
Ngày 12/10/2017 Cục Thuế TP. HCM ban hành Công văn số 9947/CT-TTHT về thuế TNCN, theo đó:
Quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chi trả cho người không ký hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng phải khấu trừ thuế TNCN với tỷ lệ 10%. Trường hợp Công ty ký hợp đồng bán thời gian (dưới 3 tháng) với người nước ngoài là cá nhân cư trú và đang làm việc cho Công ty khác tại Việt Nam thì khi chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng cho người này, Công ty phải khấu trừ 10% thuế TNCN.